Bằng đại học có trước bằng THPT, Chủ tịch UBND phường bị cách chức

Bằng đại học có trước bằng THPT, Chủ tịch UBND phường bị cách chức
TPO - Uỷ ban kiểm tra Thành ủy Biên Hòa xác định bằng cấp của ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch UBND phường Hóa An không hợp lệ do thời điểm cấp bằng đại học có trước thời điểm cấp bằng THPT. Ngoài ra, ông Minh còn chịu trách nhiệm về người đứng đầu do để tình  trạng xây dựng trái phép xảy ra ở địa phương.

Nguồn tin từ UBND TP.Biên Hòa (Đồng Nai) xác nhận đã quyết định kỷ luật bằng hình thức cách chức Chủ tịch UBND phường Hóa An đối với ông Nguyễn Văn Minh.

Trước đó, ông Minh đã bị tạm đình chỉ công tác để Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Thành ủy Biên Hòa và UBND TP Biên Hòa tiến hành việc kiểm tra, xác minh bằng cấp cũng như trách nhiệm của ông Minh trong công tác quản lý đất đai tại địa phương.

Theo UBKT Thành ủy Biên Hòa, năm 2016, ông Minh được bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND xã Hóa An, nhưng hồ sơ của ông Minh không có bằng THPT và bằng đại học.

Đầu năm 2020, khi làm công tác nhân sự chuẩn bị cho Đại hội đại biểu Đảng bộ phường nhiệm kỳ 2020-2025, hồ sơ của ông Minh được bổ sung bằng tốt nghiệp THPT và bằng đại học. Tuy nhiên UBKT Thành ủy Biên Hòa xác định bằng cấp của Minh không hợp lệ do thời điểm cấp bằng đại học có trước thời điểm cấp bằng THPT.

 UBKT Thành ủy Biên Hòa kết luận, cá nhân ông Nguyễn Văn Minh sử dụng 2 bằng cấp nói trên trong quá trình được bổ nhiệm và giữ chức vụ Chủ tịch UBND phường Hóa An là không đúng với quy định về công tác cán bộ.

 Ngoài ra, UBND TP.Biên Hòa cũng kết luận, từ năm 2019 đến đầu năm 2020, trên địa bàn phường Hóa An xảy ra tình trạng xây dựng trái phép tràn lan, ông Nguyễn Văn Minh là đứng đầu quản lý nhà nước tại địa phương nên phải chịu trách nhiệm.

 Từ những sai phạm trên, Hội đồng kỷ luật TP.Biên Hòa đã bỏ phiếu kỷ luật đối với ông Nguyễn Văn Minh bằng hình thức cách chức Chủ tịch UBND phường.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.