Bạn đồng hành tin cậy của thanh niên

Lãnh đạo T.Ư Đoàn tặng hoa cho 35 đồng chí được bầu vào BCH Tỉnh Đoàn Ninh Bình khóa XIII.
Lãnh đạo T.Ư Đoàn tặng hoa cho 35 đồng chí được bầu vào BCH Tỉnh Đoàn Ninh Bình khóa XIII.
TP - “Khởi nghiệp sáng tạo đang là một xu thế lớn trong thanh niên. Điều đó mang đến cả thời cơ và thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực, phấn đấu của Đoàn để thực sự là lực lượng tiên phong và là người bạn đồng hành tin cậy của thanh niên Việt Nam”, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Lê Quốc Phong ngày 2/8 nhấn mạnh tại Đại hội đại biểu lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2017-2022 của Tỉnh Đoàn Ninh Bình.

Xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả

Tại Đại hội, chị Đinh Thị Phượng, Bí thư Tỉnh Đoàn Ninh Bình cho biết, 5 năm qua, tuổi trẻ Ninh Bình hoàn thành 9/11 chỉ tiêu Nghị quyết ĐH Đoàn tỉnh Ninh Bình lần thứ 12 (nhiệm kỳ 2012-2017). Các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ hơn 1.000 thanh, thiếu niên chậm tiến. Một số mô hình được nhân rộng: CLB “Thắp sáng niềm tin”; mô hình “Nhà trường an toàn không có ma túy”, “Góc thân thiện”; hội thi “Thanh niên Ninh Bình với văn hóa giao thông”...

Các cấp bộ Đoàn tổ chức hàng trăm đợt khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho gần 14.000 lượt người với số tiền trên 2 tỷ đồng; tổ chức hiến máu tình nguyện thu được gần 24.000 đơn vị máu; thăm và tặng quà cho hơn 2.000 gia đình chính sách, gia đình TNXP, gia đình có hoàn cảnh khó khăn trị giá gần 1,5 tỷ đồng...

Bên cạnh đó, việc tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề cho trên 80.000 lượt ĐVTN, giới thiệu việc làm cho trên 12.000 người với mức thu nhập ổn định. Tỉnh hiện có 270 tổ thanh niên tiết kiệm vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh. “Tỉnh xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả do thanh niên làm chủ như: Tổ hợp may xuất khẩu, mô hình làm mộc, gia công cơ khí, mô hình sản xuất nông sản sạch; mô hình gia trại, trang trại. Các mô hình này đã và đang giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho hàng nghìn ĐVTN”, chị Phượng nhấn mạnh.

Chị Đinh Thị Phượng cũng nêu nhiều điểm hạn chế trong công tác Đoàn của tỉnh như: Việc tổng kết và nhân rộng các mô hình, cách làm hay trong công tác giáo dục của Đoàn; chất lượng tổ chức và hoạt động của Đoàn trên địa bàn dân cư thấp; công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp nhiều khó khăn…

Nhìn thẳng vào yếu kém để khắc phục

Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Lê Quốc Phong nhận xét: Với hơn 5.000 ý tưởng, sáng kiến, 5.800 công trình, phần việc thanh niên trong toàn tỉnh, 125 mô hình kinh tế, hơn 12.000 thanh niên được tư vấn, giới thiệu việc làm, hàng chục nghìn lượt thanh niên được tiếp cận những hoạt động hỗ trợ của các cấp bộ Đoàn trong tỉnh là những kết quả ấn tượng, minh chứng cho tính thiết thực, dần đi vào chiều sâu của Tỉnh Đoàn Ninh Bình trong quá trình làm bạn, đồng hành với thanh niên.

Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn cho rằng, chất lượng tổ chức Đoàn, tổ chức Hội, kết quả công tác phụ trách Đội ở nhiều cơ sở chưa cao, nhất là ở địa bàn dân cư; công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đoàn viên, thanh thiếu nhi chưa đạt kết quả như mong muốn; năng lực thu hút, tập hợp, tạo ra sự hấp dẫn của tổ chức và hoạt động đoàn đối với thanh thiếu nhi còn hạn chế trong điều kiện đời sống xã hội đã nhiều thay đổi. “Ở một số cơ quan, đơn vị, Đoàn chưa khơi hết sức sáng tạo, xung kích, nhiệt huyết của thanh niên; tính tiên phong, gương mẫu, vai trò dẫn dắt, định hướng của Đoàn đối với thanh niên chưa thực sự rõ nét… Những hạn chế đó cần được nhìn nhận với tinh thần xây dựng và phấn đấu để khắc phục, làm tốt hơn trong thời gian tới”, anh Phong nói.

Anh Lê Quốc Phong cho biết, 5 năm tới là thời kỳ đất nước sẽ hội nhập quốc tế, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ mang đến những tác động làm chuyển biến sâu sắc lực lượng sản xuất và cách thức tổ chức đời sống cá nhân, đời sống xã hội. “Khởi nghiệp sáng tạo đang là một xu thế lớn trong thanh niên. Điều đó mang đến cả thời cơ và thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực, phấn đấu của Đoàn để thực sự là lực lượng tiên phong và là người bạn đồng hành tin cậy của thanh niên Việt Nam”, anh Phong nhấn mạnh.

Đại hội đã bầu ra 35 đại biểu vào BCH Tỉnh Đoàn Ninh Bình khóa XIII, trong đó chị Đinh Thị Phượng tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh Đoàn Ninh Bình. Tại Đại hội, Tỉnh Đoàn Ninh Bình vinh dự nhận cờ thi đua của Chính phủ trao tặng. T.Ư Đoàn trao tặng kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ” cho lãnh đạo tỉnh Ninh Bình.

“Tôi mong các đại biểu Đại hội cần tiếp tục suy ngẫm, nghiêm khắc với bản thân trong nhận thức và mạnh dạn thẳng thắn chỉ ra những mặt, những khâu yếu kém, những việc chưa làm được; chỉ đúng những vấn đề liên quan tới thanh niên, thiếu nhi mà chính chúng ta còn băn khoăn, trăn trở”.   

 Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Lê Quốc Phong

Đại hội đại biểu Đoàn lần thứ XIII tại Ninh Bình là Đại hội điểm cấp tỉnh đầu tiên của cả nước. Dự chương trình có anh Lê Quốc Phong, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn; Bí thư Thường trực T.Ư Đoàn Nguyễn Mạnh Dũng, Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Long Hải; Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Lâm Thao cùng 235 đại biểu tỉnh Ninh Bình.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.