Theo ghi nhận tại hiện trường, ngày 19/12, đoạn đê hữu sông Mã bị sạt lở, hư hỏng trước đó đã được đơn vị thi công bóc bỏ toàn bộ; các thiết bị máy móc đang sap lấp, khoan nhồi...
Theo thông tin từ Sở Nông nghiêp và Phát triển nông thôn cho biết: Nhà thầu thiết kế, lập dự toán xây dựng công trình là Trung tâm khoa học và triển khai kỹ thuật thủy lợi - Trường Đại học Thủy Lợi. Đơn vị thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán là Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai- Tổng cục phòng, chống thiên tai.
Theo đó, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán của dự án được thể hiện như: Quy mô, giải pháp kỹ thuật chủ yếu là 168,5 mét chiều dài có chân kè là một hàng cọc khoan nhồi bê tống cốt thép; khóa đầu cọc bằng dầm bê tông cốt thép dọc theo tuyến kè. Tiếp giáp hàng cọc khoan nhồi ra phía lòng sông, tạo cơ chân kè bằng rọ thép đá hộc; Những vị trí cơ chân kè nằm trên đất tự nhiên, phía dưới rọ thép đá hộc là đá dăm lót và lớp vải lọc...
Từ cao trình (+0.80) mét xuốn đến (-1.37) mét gia cố bằng rọ đá. Từ cao trình (-1.37) mét xuống đến lòng sông gia cố bằng rồng thép lõi đá hộc; đổ lăng thể đá hộc tạo mái trước khi gia cố rồng thép lõi đá hộc. Mái kè được gia cố bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn, trong khung ô được tạo bởi các dầm bê tông cốt thép... Đoạn có chiều dài 19,5 mét thuộc phạm vi bậc lên xuống bến thuyền, gia cố chân kè với kết cấu như đoạn 1, chân kè rộng 4 mét.
Giá trị dự toán xây dựng là 34,197 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng hơn 26,2 tỷ; chi phí quản lý dự án gần 700 triệu; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng hơn 2,6 tỷ; chi phí khác gần 2,3 tỷ; chi phí dự phòng gần 2,4 tỷ.
Giá trị dự toán xây dựng là 34,197 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng hơn 26,2 tỷ; chi phí quản lý dự án gần 700 triệu; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng hơn 2,6 tỷ; chi phí khác gần 2,3 tỷ; chi phí dự phòng gần 2,4 tỷ.
Về nghi vấn công trình này được khởi công, đưa vào sử dụng năm 2011 với tổng số vốn hơn 104 tỷ đồng đã bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa đang xác minh.