Bạn đọc chia sẻ thư ngỏ gửi Bộ Giáo dục của “giáo viên vô danh“

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
TPO - Sau khi một giáo viên giấu tên viết thư ngỏ gửi lãnh đạo Bộ GD&ĐT, đề cập vấn đề đổi mới cách ra đề thi Ngữ văn sát đợt thi tốt nghiệp THPT, nhiều bạn đọc đã nêu quan điểm chia sẻ.

Trần Ngọc Duy: Tại sao không đổi mới từ đầu năm, để giáo viên và học sinh chuẩn bị để ôn tập tốt. Còn hơn 1 tháng nữa là chúng em tốt nghiệp THPT, Bộ làm thế này thì học sinh chúng em trở tay sao kịp....

Hành Tây: Nghe nói để theo CHUẨN quốc tế thì phải. Ôi thôi làm như ai cũng thi Văn không bằng.

Quan điểm của bạn về vấn đề này, cũng như tin, bài, ảnh cộng tác của bạn đọc, xin gửi về tòa soạn theo địa chỉ email: online@tienphong.vn

Trần Thế Hưng: Theo tôi, cái sai lầm lớn nhất là căn nguyên dẫn đến nhiều sai lầm khác của nền giáo dục nước nhà, đó là: Mục tiêu giáo dục thì đúng đắn (giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân), nhưng nội dung và cách thức để kiểm tra mức độ đạt mục tiêu này thì lại không phù hợp, máy móc, cứng nhắc, xa rời thực tiễn cuộc sống và lao động.

Huyền Anh: Nhiều lúc nghĩ giáo dục luôn đổi nhưng nhân tài xuất hiện từ đâu. Thực tế đã có câu trả lời. Liệu đổi đã đúng. Nhà nhà, người người khốn khó học thêm. Kiến thức mới anh chị không dạy được em, bố mẹ không chăm được con học, chỉ biết nhắc nhở cố gắng, chỉ biết cho con đi học thêm, học thêm. Đời nào biết đời đấy.

Kiến Minh: Dẫu biết sự thay đổi này là muộn nhưng vẫn còn hơn là quá muộn!!! Thay đổi cấu trúc đề thi có khó khăn thì tất cả đều khó chứ không phải riêng ai!!! Việc thay đổi cấu trúc đề thi môn văn như thế này là đánh giá toàn diện sự lĩnh hội kiến thức được tích lũy suốt quãng đường 12 năm học, chứ không phải ôn tập chăm chỉ học Họ và tên:

Nguyễn Thái Quốc: "Thí nghiệm" lần này có vẻ quá sức.

Hạ Quyên: Cứ để tới phút 89 mới đổi mới như vậy thì sao học sinh cuối cấp như chúng em chạy kịp được???

Phúc: Họ có thi đâu mà biết...

Lê Ngân: Người có trách nhiệm ở ngay đây thôi nhưng sẽ không nghe được những lời này vì "tâm" ở xa quá???

Nguyễn Quang: 7200 thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp. Đào tạo thì nhiều, nhưng cung không đáp ứng đủ cầu, đào tạo nhiều nhưng ko giải quyết được vấn đề việc làm. Chính sách thì luôn đổi mới ngày càng nặng nề đối với HS, SV. Chỉ dạy những kiến thức nhưng chưa đưa vào thực tiễn, ít thực hành.

Nguyễ Thị Hiền: Bộ GD&ĐT đổi mới liên tục làm cho cô trò không kịp trở tay.

Dung: Tội nghiệp cho con tôi, lo lắng đến phát hoảng nhưng không biết làm sao. Tôi chỉ biết động viên con cố gắng nhưng cũng lo lắng không kém trước kỳ thi.

Xuân: Giáo dục là "gốc rễ" quyết định sự hưng thịnh của đất nước. Thế này bảo sao Việt Nam ngày càng tụt hậu. Bài viết quá đúng với nỗi lòng của chúng em năm nay. Cảm ơn cô ạ!

Mai: Các ông ấy ở trên không biết nỗi khổ của giáo viên những người hàng ngày ra sao. Đổi mới thi tốt nghiệp môn Ngữ văn cũng kiểu như vậy.

Lan: Bộ thay đổi như vậy có hiệu quả không? Có tính đến hậu quả không hay hích thì làm? Ngừng cấp chứng chỉ sư phạm cũng là cách BỘ thay đổi sao? Xin BỘ đùng làm giáo viên, sinh viên và học sinh chóng mặt vì sự thay đổi đột ngột đó nữa.

Bạn đọc: Không có gì là lạ cả, giáo viên dạy vài năm là thích ứng ngay rồi, chỉ khổ GV mới ra trường và các em HS thôi.

Thu Hien: Sinh viên chúng tôi cũng vậy. Quyết định chớp nhoáng của Bộ giáo dục giáng lên đầu chúng tôi, tương lai của chúng tôi sẽ ra sao? Đi đâu và về đâu khi cầm tấm bằng cử nhân trên tay? Ao ước được làm giáo viên tận tụy và cống hiến với nghề của biết bao thầy cô giáo trẻ chấm dứt chỉ sau một quyết định không được báo trước!

DVS: Hiểu và đồng cảm nhiều với bài viết. Chúng ta kêu thì cứ kêu thôi, còn họ vẫn "bình yên" trước sóng gió của xã hội.

Thai Ha: Nội dung bài viết hay quá, sâu sắc quá. Đa số giáo viên và học sinh có suy nghĩ như vậy. Tôi cũng là giáo viên, tại sao Bộ không lo đổi mới cách thức tổ chức thi cho nghiêm, nhưng đề ra thật cơ bản?

Nhat Minh: Cứ sửa sai rồi sai lại sửa...Có đổi nhưng không có mới, sách giáo khoa thay nhiều vừa lãng phí lại vừa gây khó cho học sinh và giáo viên... Đúng là "biết rồi khổ lắm nói mãi".

Tran Ngoc Thanh: Xin người lớn đừng lấy các em ra làm thử nghiệm hết lần này, đến lần khác. Tội nghiệp lắm.

Lê Biên Giới: Tôi đồng tình với suy nghia đó của bạn, nhưng tôi ngĩ giáo viên mình nên thay đổi cách dạy đi là vừa.

Trần Việt: Đổi mới thì đổi mới chứ làm sao phải lo. Công suất làm việc của giáo viên Việt Nam so với Singapo và mỹ chưa đầy 15%. Cần phải để cho thay đổi!

Linh Thi tổng hợp

MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.