Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Bạc Liêu Quản Trọng Ninh mong muốn nhận được sự đánh giá khách quan, đầy đủ và toàn diện về những thành tựu đã đạt được của tỉnh Bạc Liêu sau 20 năm tái lập. Ông cũng kêu gọi các nhà khoa học, nhà quản lý hiến kế để Bạc Liêu bứt phá đi lên trong thời gian tới.
Tiến sĩ Nhị Lê - Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản đề xuất Bạc Liêu nên chọn xây dựng kinh tế biển gắn với kinh tế nông nghiệp trong mối liên hệ hữu cơ với công nghiệp dịch vụ phục vụ kinh tế biển và kinh tế nông nghiệp song hành với phát triển theo chiều sâu kinh tế du lịch - ngành công nghiệp không khói.
Biểu tượng Bạc Liêu- chiếc nôi đờn ca tài tử Nam bộ
Bạc Liêu đang có những dự án đầu tư phát triển năng lượng tái tạo, thân thiện môi trường, đó là dự án điện gió quy mô 300 turbine và hiện ta đã hoàn tất và đưa vào vận hành 62 trụ turbine. Bạc Liêu có 130.000 ha nuôi tôm, xuất hiện mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, 5-6 vụ/năm và sản lượng lên đến 150 tấn/ha/năm và 200 cơ sở sản xuất được 20 tỷ con/năm.
Ông Vương Phương Nam-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, tỉnh này sẽ triển khai xây dựng nhà khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển tôm và định hướng xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành tôm cả nước”.Bà Phạm Phương Thảo, Nguyên Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP HCM, là người con của Bạc Liêu, cho rằng tiềm năng của vùng đất Bạc Liêu cũng như sự khát khao vươn lên của con người nơi đây là lợi thế để Bạc Liêu cạnh tranh và phát triển.
Bà Lê Thị Ái Nam- Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bạc Liêu chia sẻ, những hiến kế của các nhà khoa học, nhà quản lý dày dạn kinh nghiệm sẽ giúp Bạc Liêu phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.