Dây chuyền sản xuất sữa nước của Vinamilk tại nhà máy ở Bình Dương. Ảnh: MINH TÂM

Tầm nhìn thoái vốn Vinamilk

“Vinamilk sẽ gia tăng sức cạnh tranh như thế nào? Làm thế nào để chúng tôi có thể tham gia đầu tư vào công ty?” là hai câu hỏi mà giới đầu tư và các doanh nghiệp Nhật Bản đặt ra cho bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sữa Việt Nam khi bà nhận giải thưởng Nikkei Asia 2015 hồi tháng 5 năm nay ở Tokyo.
Với nguồn tiền thu từ Vinamilk, ngân sách có thể sử dụng cho những mục tiêu an sinh xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục... với ý nghĩa lớn lao hơn nhiều. Ảnh: TLTBKTSG

Nhà nước đợi 10 năm để “chốt lời” Vinamilk

Ngày 8-10-2015, Chính phủ có văn bản gửi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về đề án tái cơ cấu SCIC, trong đó trọng tâm là thoái hết vốn nhà nước tại 10 doanh nghiệp. Đứng đầu danh sách là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), nơi Nhà nước đang sở hữu 45,1% cổ phần, tương đương 541,5 triệu cổ phiếu, trị giá 55.233 tỉ đồng (2,47 tỉ đô la Mỹ) theo giá đóng cửa ngày 13-10-2015.