Áp lực giáo viên lớn nhưng đừng vin vào để vi phạm chuẩn mực đạo đức

Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi tọa đàm
Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi tọa đàm
TPO - Lương rất quan trọng nhưng theo được nghề, cao hơn là yêu được nghề thì lương chưa phải là giải pháp căn cơ. Không yêu nghề, giáo viên không thể vượt qua được áp lực. Áp lực nhà giáo là có nhưng không được vin vào để đi ngược lại thuần phong mỹ tục, vi phạm chuẩn mực đạo đức.

Tại buổi tọa đàm Áp lực giáo viên: Nguyên nhân và giải pháp do trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức sáng nay, 14/12, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương, Nghị quyết của QH, của Chính phủ về đổi mới giáo dục, trong ngành đã rất cố gắng, nhiều kết quả đã đạt được và sẽ có kết quả sẽ đạt được. 

Bên cạnh đó còn những hạn chế đặc biệt là những bất cập yếu kém. Nếu không thẳng thắn nhìn nhận thì sẽ không có giải pháp lộ trình bước đi, không chủ động giải quyết tận gốc vấn đề. Mà chỉ giải quyết vấn đề ở ngọn, nhiều giải pháp không hiệu quả. Giáo dục ai cũng biết là ổn định, nhưng ổn định trong sự thay đổi.

Nhưng thay đổi thế nào phù hợp để không tạo ra sốc, thay đổi thế nào để đội ngũ giáo viên thực sự có động lực, Khi đội ngũ giáo viên thực sự coi đây là nhiệm vụ của mình. Trong đó giáo viên nhận thức được đâu là thách thức, đâu là cơ hội đổi mới thì mới thành công. Nếu không đạt điều này thì sẽ vẫn còn rất nhiều vấn đề.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định vừa qua dư luận cũng bàn nhiều về áp lực giáo viên và cho rằng không yêu nghề giáo viên khó vượt qua. Muốn yêu nghề, muốn cống hiến thì phải có thu nhập, ít nhất phải đủ sống đó là nhu cầu hết sức chính đáng. Do đó, phải chủ động tìm ra nguyên nhân để xẩy ra tình trạng những vấn đề phổ biến hiện nay là tâm lý lo âu, thậm chí bất ổn trong nhiều thầy cô.

“Trước hết tôi muốn lắng nghe cơ sở đào tạo giáo viên. Thậm chí tôi sẽ đến nghe khu vực khó khăn nhất để có cái nhìn tổng thể. Để nhìn nhận áp lực ta phải nhìn nhận rất nhiều thành tố. Bản thân các thầy, môi trường của các thày cô, cơ chế chính sách việc làm, cơ chế đãi ngộ, vấn đề xã hội, gia đình phụ huynh thậm chí cả phụ huynh” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ.

Tuy nhiên, các thầy cô vin vào áp lực để có những hành vi đi ngược lại thuần phong mỹ tục, đi ngược lại chuẩn mực đạo đức không thể chấp nhận. Nhưng không thể vì một hai trường hợp đó khái quát lên thành hiện tượng. "Trách nhiệm của chúng ta là làm giáo viên yên tâm. Chỗ nào chưa đúng phải sửa. Nếu không sửa được thì phải ra khỏi ngành. Còn thầy cô tốt thì động viên để tốt lên” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay.

Người đứng đầu ngành giáo dục cũng cho biết, quan điểm của Bộ trước hết tập trung vào các trường Sư phạm. Làm thế nào để tuyển sinh được giáo sinh phù hợp. Trong quá trình đào tạo, cần chú trọng phần dạy người, đặc biệt là rèn cho các giáo sinh phát triển năng lực của mình để trở thành một nhà giáo. Khi ra trường với phẩm chất kỹ năng có thể ứng xử được với nhiều vấn đề của nhà trường. Từ đó các thầy cô chủ động, giảm áp lực nhà giáo

MỚI - NÓNG
Cụ bà 102 tuổi vẫn ‘hít đất’ hằng ngày, đi xe máy hàng chục cây số
Cụ bà 102 tuổi vẫn ‘hít đất’ hằng ngày, đi xe máy hàng chục cây số
TPO - Ở cái tuổi xưa nay hiếm, cụ Nguyễn Thị Kết, 102 tuổi, ở xã Long Hà (huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước) vẫn vô cùng khỏe mạnh, ngồi xe máy đi hàng chục cây số, tập thể dục hít đất mỗi ngày, chinh phục được tòa nhà cao nhất Việt Nam. Cụ vẫn nhớ được hết tên cùng tính cách của toàn bộ con, cháu trong gia đình.
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.