Chỉ có 2.000 vé được bán, nên nhiều người xếp hàng không có cơ hội được vào. Những người mua được vé được tận mắt chứng kiến nơi làm việc, ăn uống và ngủ nghỉ trong mê cung hành lang và các dãy phòng, được bao quanh bởi những công nghệ và vũ khí phức tạp nhất của quân đội Trung Quốc.
Với lượng rẽ nước khoảng 60.000 tấn, tàu Liêu Ninh chỉ hoạt động được ở những nơi nước sâu, và nó dự kiến sẽ neo đậu ở cảng Thanh Y, Hong Kong.
Sân bay là nơi các máy bay chiến đấu J-15 được thang máy chuyển từ hầm chứa phía dưới lên vị trí trên boong. Trong các tour cộng đồng của các tàu sân bay Mỹ, khách tham quan được phép vào thang máy, nhưng quân đội Trung Quốc vẫn chưa cho biết người dân Hong Kong có được làm như vậy hay không.
J-15, loại máy bay được thiết kế hoạt động trên tàu Liêu Ninh, là sản phẩm do Công ty máy bay Thẩm Dương thiết kế dựa trên mẫu máy bay Shukhoi Su-33 thời Liên Xô.
Boong tàu dài bằng khoảng 1/10 chiều dài sân bay thông thường, vì thế các máy bay J-15 được thiết kế để cất cánh với khoảng cách nhỏ nhất. Theo báo cáo trước đây của quân đội Trung Quốc, tàu Liêu Ninh chở theo hơn 20 chiếc J-15 khi nó xuất phát từ cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc vào ngày 25/6.
Tháp điều khiển bay, còn được gọi là “đảo”, là nơi chỉ huy tàu và tư lệnh quản lý mọi hoạt động trên boong cũng như vùng trời trong phạm vi 10 hải lý quanh con tàu.
Phòng giặt đồ.
Tàu Liêu Ninh có hơn 3.800 phòng, trong đó gồm các phòng ngủ, phòng ăn, phòng tập và phòng giặt đồ, phòng sinh hoạt tập thể và bán các vật dụng sinh hoạt hàng ngày. Phòng lớn nhất là phòng chứa máy bay, nơi các máy bay J-15, trực thăng và các loại máy bay khác đậu. Các máy bay chiến đấu có thể gấp cánh lại để tiết kiệm diện tích.
Phòng quan trọng nhất là nơi chứa động cơ tàu. Liêu Ninh được mua từ Ukraine rồi được hoán đổi, trang bị thêm trước khi đi vào hoạt động năm 2012.
Theo một phim tài liệu chiếu trên truyền hình Trung Quốc, tàu sân bay này giữ lại hệ thống động cơ diesel thời Liên Xô. Nhưng theo chuyên gia hàng hải Li Jie ở Bắc Kinh và nhà bình luận quân sự Antony Wong Dong ở Macau, Trung Quốc đã thực hiện nhiều nâng cấp đáng kể.
Vì lý do an ninh, tất cả thủy thủ trên tà đều đeo ảnh nhận dạng, chỉ được vào những khu vực có bổn phận liên quan. Phụ nữ và đàn ông ở riêng, các máy quét vân tay hạn chế người vào những khu vực của phụ nữ. Hầu hết thủy thủ đều ngủ ở giường đơn, rộng khoảng 1m và dài 2m.
Những người làm việc trên tàu có thể dùng bữa ở 10 quán cafe khác nhau, trong đó có những quầy được thiết kế đặc biệt cho người Hồi giáo. Họ được cung cấp 4 món khai vị, 6 món chính và 2 món tráng miệng, mỗi ngày tiêu thụ hết 2-3 tấn thực phẩm.
Vì thủy thủ đoàn làm nhiệm vụ trên biển vài tháng mỗi lần, nên việc bảo đảm đời sống tinh thần cho họ cũng được chú trọng. Trên tàu Liêu Ninh có một trung tâm sách, nơi thủy thủ có thể lấy hoặc tặng sách. Họ có thể xem TV vì tàu Liêu Ninh có trạm phát sóng riêng.
Các bản tin được cập nhật tình hình thời sự 2 lần mỗi tuần. Tàu này còn có ban nhạc riêng mang tên “Deep Blue”. Khi các thủy thủ thực sự cần vận động, boong tàu có thể biến thành một sân bóng đá tạm. Trên tàu cũng có cuộc thi bóng rổ thường niên, với 15 đội cạnh tranh với nhau.
Tàu Liêu Ninh dữ trự nhiều thuốc và trang thiết bị y tế, được trang bị một phòng điều trị và một phòng chụp X-quang.