ẢNH: Gốc cây 400 năm tuổi trả giá 30 tỷ đồng không bán

Gốc cây bàng đá với đường kính hơn 10 m và tuổi đời đến 400 năm của một chủ cửa hàng gỗ ở Sóc Trăng, được trả giá hơn 30 tỷ, nhưng chủ nhân không bán.
ẢNH: Gốc cây 400 năm tuổi trả giá 30 tỷ đồng không bán ảnh 1

Chủ nhân gốc cổ thụ này là ông Mai Kiên ở khóm 2, phường 5, TP. Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng). Ông làm nghề kinh doanh gỗ 40 năm nay.

ẢNH: Gốc cây 400 năm tuổi trả giá 30 tỷ đồng không bán ảnh 2

Theo chủ cửa hàng, đây là gốc cây bàng đá đực, ông mua thô với giá 35 triệu đồng ở ấp Phụng Từ 1, xã Song Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.

ẢNH: Gốc cây 400 năm tuổi trả giá 30 tỷ đồng không bán ảnh 3

Khi chưa xử lý, bộ rễ của cây nặng hơn 30 tấn. Để vận chuyển về nhà, ông phải mất 1 tháng cưa, xẻ và thuê phương tiện chở, với chi phí hơn 200 triệu đồng.

ẢNH: Gốc cây 400 năm tuổi trả giá 30 tỷ đồng không bán ảnh 4

Giới sành cây kiểng cổ cho biết, gốc cây ông Kiên mua được là một trong 2 cây cổ thụ tại ngôi đình ở ấp Phụng Từ 1. Quá trình bơm cát thi công một công trình ở đây đã ảnh hưởng đến bộ rễ, khiến cây chết.

ẢNH: Gốc cây 400 năm tuổi trả giá 30 tỷ đồng không bán ảnh 5

Theo các nhà khoa học ở đồng bằng sông Cửu Long, đây là cây bàng đá, có tuổi đời 450 - 700 năm. Cây cao khoảng 40 m, đường kính bộ rễ khoảng 18 m. 

ẢNH: Gốc cây 400 năm tuổi trả giá 30 tỷ đồng không bán ảnh 6

Ông Kiên cho biết thêm, ban đầu mình không có ý định mua, vì không biết làm gì với gốc cây khổng lồ. Tình cờ một lần vào chùa, thấy các tác phẩm điêu khắc gỗ khéo léo do các nhà sư tạo ra, ông đã quay lại để mua, với ý định tạo ra một sản phẩm điêu khắc độc đáo. Đưa được gốc cây cổ về nhà, ông Kiên thuê 6 thợ làm việc liên tục 1 năm nay nhưng mới hoàn thành 15% công trình. Theo dự kiến, để hoàn thành tác phẩm theo ý tưởng chủ nhân, 6 người thợ này phải làm 2 năm nữa.

ẢNH: Gốc cây 400 năm tuổi trả giá 30 tỷ đồng không bán ảnh 7

Bộ rễ cây khổng lồ có nhiều hình thù rất lạ, như dáng con voi, cọp, rắn, rùa, cá sấu, khỉ và các biểu tượng đức Phật…Rất nhiều người đến tham quan và hỏi mua. 

ẢNH: Gốc cây 400 năm tuổi trả giá 30 tỷ đồng không bán ảnh 8

Ông Mai Kiên cho biết, gốc cây sau khi được chế tác sẽ có thêm đài sen và tượng Phật Thích Ca chạm khắc bằng một khối gỗ khác cao 3 m, nặng 5 tấn. Tổng khối lượng tác phẩm hoàn thành sẽ hơn 30 tấn. 

ẢNH: Gốc cây 400 năm tuổi trả giá 30 tỷ đồng không bán ảnh 9

"Khi mới đưa cây về nhà đã có người trả giá 3 tỷ, nhưng tôi không bán. Tiếp đến, một công ty ở Nha Trang ngã giá 12 tỷ. Mới đây, một ông chủ ở Đà Nẵng đưa ra mức giá 30 tỷ để sở hữu gốc cây đang trong quá trình gia công”, ông Kiên tiết lộ. 

ẢNH: Gốc cây 400 năm tuổi trả giá 30 tỷ đồng không bán ảnh 10

"Thấy gốc cây có hình dáng lạ, tôi muốn tạo ra một tác phẩm độc đáo để mọi người chiêm ngưỡng, nên giá cao đến đâu cũng không bán", ông Kiên khẳng định. Hiện chi phí ông đổ vào gốc cổ thụ này đã lên đến 1,5 tỷ đồng.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Thủ lĩnh đoàn tâm huyết, giữ hồn văn hóa dân tộc Thái
Thủ lĩnh đoàn tâm huyết, giữ hồn văn hóa dân tộc Thái
TPO - Luôn trăn trở bồi đắp những giá trị sống tốt đẹp cho giới trẻ, anh Lãnh Văn Mùi (SN 1990) - Bí thư Đoàn xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An đã dành nhiều tâm huyết, triển khai các hoạt động nhằm lan tỏa tình yêu với văn hóa dân tộc. Anh vừa được Tỉnh Đoàn Nghệ An tuyên dương đảng viên trẻ xuất sắc năm 2024.
Lý do Thanh Hóa thu hút khách du lịch
Lý do Thanh Hóa thu hút khách du lịch
TP - Ông Phạm Nguyên Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa - cho biết, ngay từ đầu năm, ngành du lịch Thanh Hóa đã đổi mới và hoàn thiện 3 dòng sản phẩm chủ lực của tỉnh gồm du lịch biển, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái cộng đồng.
Sông Sài Gòn đoạn trung tâm TPHCM Ảnh: Phục Lễ
Phong vị Sài Gòn
TP - Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới? Ngay những người hàng ngày hàng giờ sống ở thành phố này đã và đang tự hỏi Sài Gòn có gì lôi cuốn người tại chỗ và khách phương xa?