Loãng xương là một tình trạng mà chất lượng và mật độ xương bị giảm nhanh chóng, làm cho người bệnh dễ bị giòn xương, xốp xương từ đó dẫn đến dễ gãy xương. Phụ nữ từ độ tuổi 40 có nguy cơ cao mắc loãng xương, càng lớn tuổi, nguy cơ bị loãng xương càng cao. Đây là một căn bệnh thầm lặng vì ở giai đoạn đầu, người bệnh thường không có triệu chứng gì đặc hiệu. Thiếu canxi có thể gây ra bệnh loãng xương. Những chất dinh dưỡng góp phần quan trọng cho sự hình thành xương phải kể đến là vitamin D, K, magiê, kẽm, đồng và mangan.
Khi một người được chẩn đoán loãng xương, họ sẽ phải tuân theo một chế độ ăn uống nghiêm ngặt, duy trì một lối sống lành mạnh để làm chậm sự tiến triển của bệnh, giảm nồng độ mất xương, nếu không người bệnh có nguy cơ cao bị gãy xương trong sinh hoạt hoặc vận động.
Trứng
Trứng là một trong những thực phẩm lý tưởng có thể ngăn ngừa loãng xương. Bởi trong trứng rất giàu vitamin, canxi, selen và folate - đây đều là những thành phần cấu tạo xương, giúp bảo vệ sức khỏe của xương, đặc biệt có thể làm cho tóc và móng tay khỏe mạnh. Các protein tự nhiên có trong trứng có thể ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.
Bắp cải chứa vitamin K giúp tăng mật độ xương và ngăn ngừa sự rạn xương hông. Ảnh minh hoạ: Internet
Bắp cải
Bắp cải chứa vitamin K giúp tăng mật độ xương và ngăn ngừa sự rạn xương hông. Chính nhờ loại rau này, người dân đảo Okinawa (Nhật Bản) nằm trong nhóm những người có tuổi thọ cao nhất trên thế giới. 100g bắp cải mang tới 0,2mg vitamin K trong khi lượng vitamin K hàng ngày nên nạp vào cơ thể là 0,03 đến 1mg.
Hạt mè
Hầu hết các phụ nữ không ăn hạt mè sau khi bước vào thời kỳ mãn kinh. Hạt mè là một trong những liệu pháp giúp điều hòa kinh nguyệt, giúp chị em có kinh nguyệt đều đặn. Tuy nhiên, ngay cả trong giai đoạn mãn kinh, các chị em phụ nữ cũng nên ăn hạt mè vì đây là nguồn canxi dồi dào.
Sữa chua
Sữa chua đã được khoa học chứng minh hiệu quả trong việc làm giảm nguy cơ loãng xương. Nó là một nguồn bổ sung canxi, vitamin và chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, sữa chua còn chứa vitamin D có thể giúp ngăn chặn sự mất xương. Bên cạnh tác dụng phòng chống loãng xương, sữa chua còn được biết là một loại thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa bởi nó bổ sung các nguồn vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp tăng cường hệ miễn dịch chung của cơ thể để phòng chống bệnh tật.
Sữa
Thường xuyên uống sữa là cách tốt nhất để giảm các triệu chứng của bệnh loãng xương. Sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua.... rất giàu canxi, protein, carbohydrate và vitamin, có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, các phản ứng dị ứng, chữa lành vết thương. Ngoài ra sữa còn được sử dụng để tẩy tế bào da chết rất hiệu quả.
Rau bina (cải bó xôi)
Những người không tiêu thụ được sữa và các sản phẩm từ sữa thì ăn rau bina là lựa chọn thích hợp nhất. Vitamin K cùng với canxi và magiê có trong rau bina sẽ giúp bạn có hệ xương chắc khỏe (không dùng cho bà bầu và người mắc bệnh thận). Khoảng 100-200g rau bina có thể cung cấp gần 25% nhu cầu canxi cho cơ thể mỗi ngày và cung cấp một lượng thực vật omega-3 dồi dào, rất cần thiết cho cơ thể.
Ngũ cốc
Ngũ cốc nguyên hạt chứa hàm lượng canxi và vitamin D khá lớn. Tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt hàng ngày có thể bổ sung 25% lượng vitamin D.
Cá ngừ
Cá ngừ chứa các chất béo có lợi cho cơ thể, 3 ounce cá ngừ có chứa khoảng 39% vitamin D có thể cung cấp cho cơ thể.
Nước cam
Nước cam không chỉ chứa vitamin D và canxi mà còn chứa một lượng lớn vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Đậu nành
Các chế phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành có nguồn canxi dồi dào, giúp củng cố xương và cũng kích thích sản sinh hồng cầu. Đậu phụ chứa nhiều canxi và có ít chất béo.