Agribank tiên phong giảm lãi suất cho vay

Agribank tiên phong giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ khách hàng giảm chi phí vốn, đưa tín dụng ngân hàng tiếp tục phát huy vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Agribank tiên phong giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ khách hàng giảm chi phí vốn, đưa tín dụng ngân hàng tiếp tục phát huy vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Ngày 09/01/2018, Agribank quyết định hạ lãi suất cho vay đối với khách hàng. Theo đó, kể từ ngày 10/01/2018, Agribank thực hiện giảm lãi suất cho vay ngắn hạn từ tối đa 6,5%/năm xuống còn tối đa 6,0%/năm và giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn từ 8%/năm xuống còn từ 7,5%/năm đối với các khách hàng là đối tượng ưu tiên theo TT39/2016/TT-NHNN có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.

Như vậy, ngay sau Hội nghị triển khai nhiệm vụ Ngân hàng năm 2018 do NHNN tổ chức chiều ngày 09/1/2018, thực hiện cam kết trước Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NHNN, Agribank là NHTM tiên phong thực hiện giảm lãi suất cho vay, góp phần hỗ trợ khách hàng giảm bớt chi phí vốn.

Cụ thể, kể từ ngày 10/01/2018, Agribank đồng loạt giảm 0,5%/năm mức lãi suất cho vay của khách hàng thuộc 05 lĩnh vực ưu tiên theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN (Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại; Phục vụ kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa; Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao). 

Theo đó, mức lãi suất cho vay ngắn hạn đối với nhóm khách hàng này chỉ còn tối đa 6%/năm và lãi suất cho vay trung, dài hạn tối thiểu chỉ từ 7,5%/năm (giảm 0,5%/năm so với năm 2017). Như vậy, mức lãi suất cho vay của Agribank đối với các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ hiện đang ở mức thấp nhất thị trường và thấp hơn 0,5%/năm đối với lãi suất cho vay ngắn hạn theo Quyết định 1425/QĐ-NHNN ngày 07/7/2017 của Ngân hàng Nhà nước.

Đây là động thái tích cực của Agribank trong việc thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ về việc tín dụng ngân hàng cần tiếp tục phát huy vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện tích cực thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế. Tín dụng tiếp tục được mở rộng hợp lý và tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên phát triển và tạo động lực cho tăng trưởng.

Năm 2017, Agribank đã áp dụng nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng với khách hàng; đơn giản hóa quy trình thủ tục cho vay; đưa ngân hàng lưu động xuống phục vụ tại xã cho bà con nhân dân. Agribank đã triển khai 03 gói tín dụng lãi suất thấp hơn lãi suất điều vốn nội bộ hỗ trợ cho khách hàng trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp công nghệ cao, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ đối với 2.200 khách hàng, số tiền trên 600 tỷ đồng. Góp phần hỗ trợ giảm chi phí kinh doanh nền kinh tế và hỗ trợ tăng trưởng, Agribank chấp nhận giảm thu tài chính hàng ngàn tỷ đồng để thực hiện tốt cho vay Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo NQ 30a/2008/NQ-CP đối với 64 huyện thuộc 18 tỉnh, thành trên cả nước; cho vay Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại 8.957 xã trên cả nước, dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới đạt 307.383 tỷ đồng với 2.591.711 khách hàng được hỗ trợ. Agribank tiết giảm chi phí hoạt động, dành kinh phí trên 300 tỷ đồng đối với các hoạt động an sinh xã hội, ưu tiên các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, giáo dục, y tế, đường giao thông nông thôn, hỗ trợ cộng đồng và các tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả bão lụt thiên tai, sớm ổn định sản xuất kinh doanh.

Đến nay, Agribank tiếp tục là NHTM chủ lực trong cung ứng tín dụng và SPDV ngân hàng tiện ích đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, với dư nợ chiếm tới 74%/tổng dư nợ và chiếm 51% thị phần tín dụng toàn ngành ngân hàng đầu tư lĩnh vực này.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.