9x tự tin mở... lò luyện thi Đại học

9x tự tin mở... lò luyện thi Đại học
Một nhóm bạn quyết tâm thành lập một lò tư vấn và dạy luyện thi 100% 'made by ét-vê'.

9x tự tin mở... lò luyện thi Đại học

> Hình ảnh trường học cơi nới đón ‘heo vàng’

> Đậu hai trường đại học từ vòng tay của nội

 

Một nhóm bạn quyết tâm thành lập một lò tư vấn và dạy luyện thi 100% 'made by ét-vê'.

Đang là sinh viên năm cuối trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP HCM) nhưng Nguyễn Đức Mẫn, Lê Huỳnh Thanh Giang, Phan Thị Kim Phương (cùng học khoa Quản trị kinh doanh) và Nguyễn Tùng Lâm (khoa Kinh tế học) quyết định thành lập nhóm tư vấn và luyện thi Đại học Challenger Center.

Từ công việc làm gia sư ở khu vực Bình Dương cùng với khả năng định hướng nghề nghiệp cho học trò trong những năm đầu vào ĐH, Đức Mẫn nhận ra ở đây các học sinh còn rất mơ hồ về tương lai, một số lại chọn nghề theo cảm tính, số khác theo trào lưu, một vài bạn lại chọn theo ý của bố mẹ,… Những trăn trở này rất giống với anh bạn những năm về trước.

Thành viên Tùng Lâm của nhóm từng tham gia một số dự án về giáo dục phi lợi nhuận cùng với hai sinh viên ĐH Ngoại thương. Do vậy, anh chàng cũng luôn ấp ủ một dự án giáo dục mang tính hướng nghiệp cho mình.

Dù học khác khoa nhưng cùng là thành viên trong chiến dịch Mùa hè xanh năm 2012, Lâm và Mẫn đã chia sẻ ý tưởng dự định của mình. Sau một thời gian thăm dò, hai bạn nhận thấy nhu cầu chính của học sinh THPT đa phần là cần một nơi để hỗ trợ, định hướng nghề nghiệp cũng như rèn luyện phương pháp học tập ở các môn.

Những thành viên sáng lập dự án (từ trái qua : Đức Mẫn – Kim Phương – Thanh Giang – Tùng Lâm)
Rất đông các em học sinh THPT đến tham dự buổi tư vấn hướng nghiệp.

Chia sẻ về ý tưởng hình thành trung tâm luyện thi do 9x làm chủ của mình, Lâm cho biết, các em học sinh cần một nơi giảng dạy đảm bảo chất lượng để các em có thể thi đúng vào trường, ngành phù hợp với năng lực và sở thích… Trong khi đó, nhiều bạn sinh viên khá giỏi và có tâm huyết muốn đi dạy, muốn được chia sẻ cho thế hệ sau. Từ đó, hai bạn đã lên kế hoạch thành lập một trung tâm luyện thi ĐH mà nguồn lực chính là từ các bạn sinh viên đam mê công việc giảng dạy và cần việc làm thêm.

Những thành viên sáng lập dự án (từ trái qua : Đức Mẫn – Kim Phương – Thanh Giang – Tùng Lâm)
Những thành viên sáng lập dự án (từ trái qua : Đức Mẫn – Kim Phương – Thanh Giang – Tùng Lâm).
 

Vốn chơi thân với nhau suốt ba năm học ĐH nên Đức Mẫn đã thuyết phục Thanh Giang và Kim Phương cùng tham gia. Từ đó, nhóm bạn trẻ khởi nghiệp chính thức được thành lập. Nhờ vậy, chiến lượcxây dựng trung tâm luyện thi Challenger Center mà các bạn xây dựng cũng dần dần hoàn thiện.

Sau khi tính toán mọi thứ kỹ lưỡng, các bạn trích hết số tiền mình dành dụm được suốt thời gian đi làm thêm, cùng với việc xin hỗ trợ từ gia đình, bước đầu nhóm đã huy động được gần 30 triệu để thực hiện.

Các sinh viên khối ĐHQG TP HCM đang giải đáp thắc mắc cho phụ huynh
Các sinh viên khối ĐHQG TP HCM đang giải đáp thắc mắc cho phụ huynh.
 

Xuất thân là dân kinh tế nên khó khăn mà nhóm gặp phải chính là tạo được niềm tin nơi phụ huynh. “Làm sao để phụ huynh tin tưởng về chất lượng khi người đứng lớp đều là sinh viên? Làm sao để đáp ứng nhu cầu học viên khi cơ sở vật chất còn hạn chế? Làm sao để thay đổi tư duy học sinh trong việc học tập?...” là những điều mà nhóm trăn trở, thao thức.

Nhờ uy tín khi đi dạy thêm trong những năm đầu tiên khi bước chân vào giảng đường ĐH, nhóm được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ các bậc phụ huynh mà các bạn đã dạy.

Một phụ huynh đang tìm hiểu về chương trình học do nhóm khởi xướng
Một phụ huynh đang tìm hiểu về chương trình học do nhóm khởi xướng.
 

Chú Phan Nhàn Du - phụ huynh một học sinh mà Đức Mẫn từng dạy - là người hỗ trợ các bạn trong mọi việc. Khi nghe Đức Mẫn trình bày ý tưởng, chú cảm thấy khá hài lòng và gần như tin tưởng tuyệt đối vì điều đó đã được kiểm chứng qua sức học của con chú. “Các em đều là sinh viên nhưng chất lượng dạy vô cùng đảm bảo, con chú học đến đâu hiểu đến đó”, chú Du chia sẻ.

Nhờ vậy, chú rất nhiệt tình khi hỗ trợ các bạn trong việc tìm kiếm địa điểm, mua dụng cụ dạy học,… Ngoài ra, một phụ huynh khác cũng hỗ trợ địa điểm để các bạn dễ dàng hiện thực hoá ước mơ.

Người đứng lớp là sinh viên đã và đang học thuộc khối ĐH Quốc gia TP HCM. Nhóm đặt ra quy trình tuyển chọn giáo viên nghiêm ngặt và kỹ lưỡng. Để được đứng lớp thì người dạy đó phải có điểm thi ĐH từ 21 điểm trở lên và môn đứng lớp phải đạt từ 8 điểm trở lên.

Bên cạnh đó, người dạy còn phải có khả năng truyền tải kiến thức và hiểu được những băn khoăn của từng học viên. Điều này sẽ được kiểm tra xuyên suốt trong quá trình họ đứng lớp. Nếu sau mỗi tháng, học viên không có sự tiến bộ thì giáo viên đứng lớp sẽ bị buộc thôi việc.

Mới thành lập, văn phòng chỉ tuyển được 5 giáo viên đứng lớp trong số hơn 100 hồ sơ gửi về.

“Nhóm không chọn giáo viên chuyên nghiệp mà chỉ đơn giản là những người có tâm muốn truyền đạt kiến thức và định hướng nghề nghiệp đến với đàn em. Vì thế, lợi nhuận thu về rất thấp, thậm chí nhóm chấp nhận lỗ để đảm bảo chất lượng. Điều mà nhóm mong muốn chính là giúp học sinh THPT định hướng rõ ràng về tương lai của mình”, bạn Đức Mẫn, trưởng nhóm sáng lập viên chia sẻ.

Dù mới thành lập nhưng rất đông phụ huynh và học sinh đến tham dự buổi định hướng nghề nghiệp mà nhóm tổ chức. Đây là hoạt động thường niên, miễn phí nhằm giúp các em có được cái nhìn toàn diện hơn về ngành nghề mình chọn sau này.

Khi hỏi về định hướng của các bạn sau khi tốt nghiệp ĐH, một mặt các bạn vẫn đi làm ở công ty, mặt khác sẽ thuê đội ngũ quản lý vì khi đó dự án đã phát triển. Nhóm chia sẻ, mục đích cao nhất mà các bạn luôn hướng đến chính là giúp một bộ phận các em học sinh nắm rõ về định hướng nghề nghiệp tương lai sau này.

Theo Tiến Đạt
Vnexpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG