Ăn trái cây: Ăn hoa quả sau khi ăn cơm sẽ khiến loại đường này không lập tức vào ruột non mà lưu lại trong dạ dày. Ngoài ra, không nên ăn các loại hoa quả có axit tannic sau khi ăn thủy hải sản. Bởi vì cá, tôm hàm chứa lượng protein cao và nhiều khoáng chất phong phú như canxi. Những chất này kết hợp với các chất có trong hoa quả như nho, hồng sẽ gây đầy bụng do khó tiêu hóa.
Hút thuốc: Khi ăn cơm xong, hoạt động của ruột và dạ dày được tăng cường, tuần hoàn máu ở đường tiêu hóa tăng nhanh. Nếu hút một điếu thuốc lá vào lúc này, lượng độc tố hấp thu vào cơ thể sẽ lớn hơn ở thời điểm khác. Việc hút thuốc lá sau khi ăn cơm cũng thúc đẩy việc phân tiết protein và khí CO2 của tủy, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Ngoài ra, thói quen này còn làm cho huyết quản trong niêm mạc dạ dày co hẹp lại, dẫn đến hiện tượng mất cân đối giữa độ axit và độ kiềm, khiến công năng dạ dày bị rối loạn.
Nếu thường xuyên tắm sau khi ăn cơm, sẽ gây ra các bệnh về đường ruột, dạ dày. Nếu mắc bệnh tim, cao huyết áp, mỡ trong máu... sẽ dễ gặp biến chứng.
Do tập trung vào hệ tiêu hóa nên cũng ảnh hưởng tới sự vận chuyển máu lên não, nếu nổi hứng “yêu” ngay lúc này sẽ rất dễ bị trúng gió.
Với người già, đi bộ sau ăn có thể dẫn tới đột quỵ. Với những người bị viêm loét đường tiêu hoá hoặc sa dạ dày thì lại càng làm cho bệnh tình nặng thêm.
Làm việc: Sau khi ăn lập tức ngồi vào bàn làm việc sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho hệ tiêu hoá cũng như khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.
Tháo dây lưng: Sau khi ăn cơm lập tức tháo dây lưng sẽ làm cho áp lực ở trong bụng đột nhiên hạ thấp, tác dụng hỗ trợ của đường tiêu hoá yếu đi, từ đó tăng thêm gánh nặng cho cơ quan tiêu hoá và dây chằng làm cho dạ dày đường ruột đẩy nhanh co bóp, dễ gây ra xoắn đường ruột, tắc nghẽn đường ruột thậm chí gây ra sa dạ dày.