70 năm trước, từ Stalingrad đến 'bước ngoặt' thế chiến thứ II

70 năm trước, từ Stalingrad đến 'bước ngoặt' thế chiến thứ II
Ngày 19 tháng 11 năm 1942 Hồng quân Liên Xô chuyển sang thế tấn công trong trận đánh Stalingrad. Chiến dịch này đẩy lên đến đỉnh điểm sự đổ vỡ của lực lượng Đức Quốc xã. Từ chân tường thành Stalingrad đã mở đầu con đường dẫn đến chiến thắng vĩ đại mùa xuân năm 1945.
70 năm trước, từ Stalingrad đến 'bước ngoặt' thế chiến thứ II ảnh 1

Sáng sớm 19 tháng 11 năm 1942 hàng ngàn khẩu pháo của Hồng quân đồng loạt khai hỏa bắn xối xả vào những cứ điểm của đối phương và cuộc tấn công bắt đầu. Chỉ qua vài ngày, vòng vây của quân đội xô-viết đã khép kín. Bị cầm chân trong vòng phong tỏa là 330.000 lính, sĩ quan và các tướng lĩnh của quân đội Hitler. Trong ba tháng tiếp theo diễn ra cuộc giao tranh ác liệt. Tuy nhiên, mọi cố gắng của quân Đức hòng chọc thủng vòng vây đều vô hiệu quả.

Chiến dịch trên sông Volga với tên gọi "Uran” đã được chuẩn bị trong vòng hai tháng. Trong điều kiện bí mật cao độ, các đơn vị từ Tây Siberia được điều động về bao vây Stalingrad, tạo thành nhóm tấn công hùng mạnh.

Các sử gia gọi thời điểm này là đỉnh cao, thay đổi triệt để cục diện Thế chiến II. Đối với bộ máy chiến tranh của Đức Quốc xã, mà thời gian đó hầu như chinh phục toàn bộ châu Âu, đây là đòn đánh nghiền sấm sét nghiền nát khiến từ đó nó không bao giờ hồi phục được nữa, - chuyên viên từ Viện Lịch sử Thế giới (Viện Hàn lâm khoa học Nga) Mikhail Myagkov nhận định.

“Chính ở đây đã diễn ra bước ngoặt trong cuộc chiến. Không chỉ bởi vì người Đức đã ném tới địa bàn này đội quân cơ bản, và Hitler tuyên cáo rằng thành phố Stalingrad có ý nghĩa chính trị rất to lớn. Vào thời điểm này, đã bộc lộ sự đổ vỡ tinh thần của quân đội Đức. Còn Hồng quân Liên Xô cảm thấy đủ sức kiềm chế kẻ thù”.

Cuộc phản công kéo dài hàng tháng trời với những trận đánh ác liệt. Đội quân của Đệ tam đế chế đến trung tuần tháng Bảy đã di chuyển về hướng Stalingrad và tự tin rằng sẽ khuất phục thành phố này vào tháng Tám, mở ra con đường cho chúng tiếp cận những khu vực dầu mỏ của Kavkaz. Thế nhưng chúng đã phải đối mặt với sức đề kháng kiên cường đáng kinh ngạc từ phía lực lượng bảo vệ thành phố, những người quyết tâm chiến đấu đến cùng.

Những người tham gia phòng thủ hồi tưởng lại quá trình giành giật đồi Mamaev và diễn biến cuộc giao tranh khốc liệt vì mỗi góc phố, mỗi căn nhà. Cả thế giới nín thở theo dõi cuộc đối đầu sinh tử trên sông Volga. Từ kết cục chiến dịch này phụ thuộc số phận của toàn nhân loại. Các chiến sĩ bảo vệ Stalingrad không chỉ cứu thành phố mà còn cứu vãn cả châu Âu và thế giới khỏi ách chủ nghĩa phát-xít. Thất bại của lực lượng Đức quốc xã tại Stalingrad đã cổ vũ phong trào kháng chiến ở các nước châu Âu.

Chiến dịch Stalingrad kéo dài tổng cộng 200 ngày đêm là trận đọ sức qui mô nhất và đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại. Trong cuộc bảo vệ thành phố, đã có gần một triệu chiến sĩ và sĩ quan Liên Xô tử trận và bị thương. Quân đội của khối phát-xít mất ở Stalingrad ¼ lực lượng triển khai trên mặt trận Xô-Đức.

Theo Voice of Russia

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG