1. Hạ cánh giữa rừng
Ngày 7/9/2010, một chiếc TU-154 của Alrosa Airlines đang đi từ Yakutia (phía Đông nước Nga) đến thủ đô Moscow, khi qua khu vực Taiga thì bất ngờ gặp sự cố.
Cụ thể, ở độ cao khoảng 10.600m, cơ trưởng Evgeny Novoselov nhận thấy hệ thống lái tự động gặp trục trặc. Ngay sau đó, tất cả các thiết bị điện khác trên máy bay bắt đầu ngừng hoạt động.
Không có điện, máy bơm nhiên liệu hoặc thiết bị hạ cánh, phi hành đoàn buộc phải chạy đua với thời gian để ngăn không cho máy bay rơi với 72 hành khách.
Đúng lúc đó, cơ trưởng nhìn thấy một con sông nhỏ, một khu rừng và... một đoạn đường băng ngắn của sân bay bỏ hoang. Đường băng tuy không phù hợp với chiếc Tu-154, nhưng là phương án cứu cánh duy nhất.
Máy bay Tu-154. Ảnh: Wikipedia
Máy bay lập tức hạ cánh và trượt khoảng 164m ra khỏi đường băng. Toàn bộ 81 người trên máy bay đều an toàn, không ai bị thương.
Hãng hàng không Alrosa Airlines dự định sẽ bỏ lại chiếc máy bay nói trên ở giữa rừng. Nhưng đáng ngạc nhiên, máy bay cuối cùng vẫn có thể cất cánh và hoạt động bình thường sau khi được đại tu sửa chữa.
2. 'Phép lạ' trên sông Hudson
Ngày 15/1/2009, chiếc Airbus 320 của US Airlines do cơ trưởng Chesley Sully Sullenberger điều khiển đã đột ngột.... tắt ngóm động cơ ngay khi vừa cất cánh.
Nguyên nhân được xác định là do một đàn ngỗng đâm sầm vào máy bay, khiến bộ phận động cơ ngừng hoạt động.
Máy bay bắt đầu rơi tự do. Cơ trưởng tìm mọi cách để đưa máy bay trở lại điểm xuất phát nhưng không kịp. Thay vào đó, Sully chọn phương án hạ cánh khẩn cấp xuống sông Hudson ở thành phố New York (Mỹ).
Máy bay hạ cánh xuống sông Hudson. Ảnh: Reuters
Toàn bộ 155 người trên máy bay đã thoát chết thần kì. Phi hành đoàn của chuyến bay mang số hiệu 1549 được trao huân chương bởi Hiệp hội Hàng không vì hành động anh dũng.
3. Hết điện giữa trời
Ngày 23/7/1983, chuyến bay mang số hiệu 143 của hãng hàng không Air Canada gặp sự cố khi đi từ Montreal đến Edmonton (Canada).
Theo RT, khi chiếc Boeing 767-233 đang bay ở độ cao 41.000 feet, buồng lái bất ngờ tắt điện tối om, và máy bay báo hết nhiên liệu. Lúc này, trên máy bay không còn nguồn điện nào khác ngoại trừ tuabin không khí khẩn cấp (RAT), và các phi công buộc phải sử dụng đồng hồ đo dự phòng để xác định tốc độ cơ bản, độ cao và hướng đi của máy bay.
Máy bay chậm lại, sản lượng RAT giảm, việc điều khiển máy bay càng khó khăn. Bất chấp tất cả, phi hành đoàn vẫn cố gắng đưa máy bay hạ cánh an toàn tại sân bay Khu công nghiệp Gimli.
Máy bay hạ cánh xuống khu công nghiệp. Ảnh: Wikipedia
Kết quả điều tra cho thấy chiếc máy bay đã không được đổ đầy nhiên liệu trước khi cất cánh do sự thay đổi về quy định đo lường.
4. Hạ cánh bằng 2 bánh
Ngày 10/1/2018, sân bay Chopin (Warsaw, Ba Lan) đã ngừng hoạt động trong 4 giờ sau khi chuyến bay của hãng hàng không LOT phải hạ cánh khẩn cấp.
Cụ thể, phi công máy bay LOT xuất phát từ Krakow.đã phải đưa chiếc máy bay chở 59 hành khách hạ cánh chỉ bằng 2 bánh sau.
Nhờ kĩ năng điêu luyện của phi công, những người trên máy bay đều bình an vô sự.
Máy bay hạ cánh bằng 2 bánh sau. Ảnh: Reuters
5. Bong vỏ động cơ
Ngày 14/2/2018, hành khách trên chuyến bay United 1175 từ San Francisco đến Honolulu (Hawai, Mỹ) phát hiện một trong những động cơ của máy bay bị bong vỏ ngoài.
Hình ảnh ghi lại một phần động cơ chiếc Boeing 777 bị phơi ra giữa trời đã khiến không ít người rùng mình. May thay, máy bay vẫn hạ cánh an toàn mà không ai hề hấn gì.
6. Động cơ phát nổ làm vỡ cửa sổ máy bay
Ngày 14/7/2018, Tammie Jo Shults, một trong những nữ phi công chiến đấu đầu tiên trong lịch sử Hải quân Mỹ, và là người đầu tiên lái máy bay chiến đấu F-18, đã vượt qua thử thách tưởng như bất khả thi khi cho hạ cánh một chiếc máy bay chở khách an toàn sau sự cố động cơ thảm khốc..
Động cơ nổ tung...
...khiến cửa kính bị vỡ, hút một nữ hành khách ra ngoài. Ảnh: Facebook
Một nphụ nữ 43 tuổi đã thiệt mạng sau khi gần như bị hút ra khỏi cửa sổ cabin vỡ vụn vì một trong những động cơ máy bay phát nổ.