Khoai tây có vỏ đã chuyển sang màu xanh
Khoai tây là một nguồn phong phú carbohydrates. Tuy nhiên bạn không nên ăn khoai tây có vỏ đã chuyển sang màu xanh, nếu khoai tây đào khỏi mặt đất để lâu ngày hoặc để chúng tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, đặc biệt là khoai tây đã mọc mầm hay khi vỏ khoai đã chuyển sang màu xanh thì hàm lượng solanin (chất gây độc) trong khoai tăng lên rất cao, gây đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi và các vấn đề tiêu hóa.
Lá đại hoàng
Đại hoàng được bán thành từng nắm lá xắt nhỏ là có lý do. Lá đại hoàng có chứa hàm lượng axit oxalic, có thể nguy hiểm đến thận và gây ra tổn thương nghiêm trọng nếu dùng thường xuyên.
Nấm rừng
Trong khi nấm có giá trị dinh dưỡng cao, hầu hết các là nấm rừng đều độc. Nhận biết được nấm không độc hại và những nấm có chứa chất độc có thể là một công việc không đơn giản nếu nhìn bằng mắt thường. Do đó, bạn nên tránh sử dụng những loại nấm rừng.
Sắn thô
Củ sắn có chứa tinh bột và calo phong phú, có chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ tốt cho sức khỏe. Nhưng nếu thực phẩm này được ăn sống, nó có thể gây tử vong do chứa nhiều glycoside cyanogenic có khả năng gây độc. Điều quan trọng là phải luôn luôn ngâm, rửa sạch, nấu hoặc sấy khô sắn đúng cách để loại bỏ các độc tố.
Hạt nhục đậu khấu
Nói chung, nhục đậu khấu được sử dụng như một phương thuốc trong y tế. Nhưng tiêu thụ một lượng lớn hạt nhục đậu khấu rất nguy hiểm vì nó có chứa myristicine, được biết là có thể gây ảnh hưởng đến tâm trí, gây nôn mửa, đổ mồ hôi, chóng mặt, ảo giác và nhức đầu.
Cà chua
Cà chua là một trong những loại thực phẩm quen thuộc hiện diện trong nhà bếp của bạn, nó cũng có thể gây hại nếu không được sử dụng một cách cẩn thận. Các lá và dây leo chứa atropine, một chất độc gây choáng váng, đau đầu và đau bụng. Người ta phải cắt bỏ phần xanh của quả cà chua để tránh bất kỳ những vấn đề sức khỏe.
Theo Phương Vũ