1. Lòng trắng trứng
Thường xuyên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn trứng có thể làm cho trẻ bị khó tiêu và thậm chí bị tiêu chảy. Bởi vì do chức năng tiêu hóa của trẻ sơ sinh, đường tiêu hóa chưa trưởng thành và sự bài tiết của các enzym tiêu hóa khác nhau là không đủ, vì vậy ăn trứng quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và ruột của trẻ sơ sinh.
Các chuyên gia khuyên trẻ dưới 6 tháng tuổi tuyệt đối không nên ăn trứng. Trẻ từ 6-12 tháng chỉ được ăn lòng đỏ trứng đã luộc hoặc nấu chín kĩ.
2. Mật ong
Mật ong dồi dào chất dinh dưỡng nhưng với trẻ dưới 1 tuổi thì không. Lí do là mật ong có chứa vi khuẩn Clostridium botulinum gây hại cho đường ruột của trẻ dưới 1 tuổi. Nếu chẳng may để trẻ dưới 1 tuổi lỡ ăn phải mật ong, theo dõi xem liệu bé có bị dị ứng, đau bụng hay gặp vấn đề tiêu hóa gì không, nếu có cần đưa bé đi gặp bác sĩ gấp.
3. Ăn quá nhiều muối
Trẻ 6 tháng tuổi cần ít hơn 1g muối/ngày, trẻ 7 tháng tuổi trở lên cần tối đa là 1g muối/ngày. Việc cho trẻ dưới 1 tuổi ăn nhiều muối hơn mức cho phép có thể gây áp lực cho thận của trẻ, vốn còn non yếu.
4. Sữa bò/sữa đậu nành
Dưới 1 tuổi, hệ tiêu hóa của bé không sẵn sàng cho quá trình tiêu hóa với sữa bò. Các protein có trong sữa bò có thể gây khó khăn trong việc tiêu hóa và có thể khiến việc tiêu hóa ở trẻ gặp trục trặc.
Ngoài ra, nếu để cho trẻ uống một số lượng lớn sữa bò thì chúng còn có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày của bé, dẫn đến chảy máu nghiêm trọng bên trong dạ dày vì các chất sắt trong cơ thể trẻ sẽ bị tan nhiều trong máu.
Sữa bò còn được biết đến như một thủ phạm ngăn chặn sự hấp thu sắt, trong khi chất sắt lại cần thiết cho máu của bé.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa phát triển hoàn thiện về mặt thể chất nên không thể xử lý hàm lượng mangan cao trong sữa đậu nành (mangan là một chất độc thần kinh cho bé dưới 6 tháng tuổi). Sữa đậu nành có thể có hàm lượng mangan cao gấp 50 lần hàm lượng mangan trong sữa mẹ.
5. Hải sản có vỏ
Các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc… là thực phẩm rất dễ gây dị ứng, vì vậy các bác sĩ khuyên các mẹ không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn hải sản. Trước khi cho bé ăn, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ cũng như tìm hiểu xem trong gia đình có ai bị dị ứng với hải sản không.
6. Xúc xích
Được làm từ thịt nhiều mỡ, xúc xích giàu năng lượng nhưng lại ít dinh dưỡng. Ăn nhiều xúc xích (cũng như các thực phẩm chế biến sẵn) có thể khiến cơ thể bé thừa năng lượng dẫn đến béo phì, dễ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư... chán ăn dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc ối loạn tiêu hóa kéo dài.
Ngoài ra, rất nhiều xúc xích được bán rong có nguồn gốc không rõ ràng, được chế biến từ thịt ôi thiu trong những cơ sở tư nhân thiếu an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm.