6 nguyên nhân bất ngờ khiến bạn bị tiêu chảy

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Nếu bạn đang phải chiến đấu với hiện tượng “Tào Tháo rượt” tới 3,4 lần mỗi ngày mà không rõ nguyên nhân, hãy thử xem lại các yếu tố sau đây, dù nghe có vẻ chẳng liên quan nhưng lại có thể là thủ phạm khiến bạn luôn “đứng ngồi không yên”.

Tiêu chảy do tâm trạng không tốt

Những người hay lo lắng hoặc trầm cảm có nhiều khả năng bị tiêu chảy mãn tính hơn những người khác, theo một nghiên cứu ở Trung Quốc, được công bố trên tạp chí Lý thuyết và thực hành y học Journal of Experimental and Therapeutic Medicine năm 2013.

TS. Gina Sam, một chuyên gia về tiêu hóa tại Trường Y khoa Mount Sinai giải thích: “Có một sự liên kết khá lớn giữa các sợi tế bào não và ruột - có cùng một hệ cơ quan thụ cảm serotonin. Nếu nồng độ serotonin của bạn thấp do trầm cảm, nó cũng đồng thời ảnh hưởng tới nồng độ này trong ruột”.

Ngoài ra, cơ thể bạn lúc đó sẽ tiết ra nhiều hormone cortisol, làm tăng tốc tất cả các chức năng cơ thể, bao gồm cả chức năng tiêu hóa. Nhưng tin tốt là có một số loại thuốc dùng để điều trị chứng lo lắng, trầm cảm như Prozac cũng có thể được sử dụng để điều trị hội chứng ruột kích thích.

Tiêu chảy do thói quen ngủ thất thường

Theo một nghiêm cứu năm 2010 của Đại học Michigan (Mỹ): Y tá hay những người làm việc theo ca có nhiều “cơ hội” để trải nghiệm hội chứng kích thích ruột, một nguyên nhân gây ra tiêu chảy.

TS. Gina Sam cũng đồng thời cho biết: “Lịch trình thay đổi liên tục làm ảnh hưởng đến nhịp sinh học của bạn, và đường ruột của bạn cùng đồng thời bị loạn nhịp do đồng hồ sinh học của bạn liên tục bị “cài đặt” lại”.

Cng với đó, đơn giản là bạn ngủ không đủ giấc - nếu bạn mệt mỏi, cơ thể lại tiết ra nhiều cortisol, một lần nữa khiến mọi thứ trong cơ thể bị thúc hoạt động nhanh hơn. Cố gắng không chỉ ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày mà còn cần phải đi ngủ và thức dậy đúng giờ sẽ hỗ trợ rất nhiều cho một đường ruột khỏe mạnh.

Nếu bạn biết chắc mình sẽ mất ngủ cho chênh lệch múi giờ khi đi xa, hãy cân nhắc việc bổ sung melatonin (khoảng 3mg lúc đi ngủ). Các nghiên cứu đã cho thấy hormone này có thể giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học của bạn và làm giảm các triệu chứng kích thích ruột.

Tiêu chảy do bạn nghiện kẹo cao su không đường

Cũng theo TS. Gina Sam thì, bất cứ lúc nào bạn nhìn thấy chữ “không đường” trên nhãn thực phẩm, nó có thể chứa sorbitol, một dạng rượu đường có thể gây ra tiêu chảy. Chất này được tìm thấy trong các loại hoa quả như táo, mơ, lê, xuân đào và mận.

Bạn không nhất thiết phải loại bỏ những thứ này hoàn toàn, nhưng cố gắng chỉ ăn dưới 5 gr mỗi ngày: một thanh kẹo cao su không đường chứa 1-2gr trong khi mơ hay đào khô chứa khoảng gram mỗi quả. Bạn có thể cân nhắc sử dụng các loại kẹo cao su không chứa các chất hóa học.

Tiêu chảy do hội chứng đau cơ xơ hóa

Các nghiên cứu đã ước tính khoảng 30-70% những người mắc chứng này - một dạng rối loạn có thể gây đau cơ và mệt mỏi, cũng có triệu chứng kích ruột như tiêu chảy.

Theo TS. Gina Sam: “Chúng tôi thường thấy điều này ở các bệnh nhân mà chúng tôi cũng không chắc chắn lí do tại sao, nhưng có một lý thuyết là hệ thần kinh của những bệnh nhân đau cơ xơ hóa này nhạy cảm hơn, có nghĩa là các tế bào thần kinh trong hệ tiêu hóa cũng nhạy cảm hơn”.

Có những loại thuốc có thể điều trị tất cả các chứng trên, bao gồm cả các loại thuốc chống co giật như Gabapentin, thuốc chống trầm cảm cũng như các liệu pháp hành vi nhận thức.

Tiêu chảy do tập luyện nặng

Khoảng 1 nửa trong số các vận động viên viên thi đấu chuyên nghiệp thông báo về các triệu chứng của bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí về dinh dưỡng lâm sàng và chăm sóc chuyển hóa. Nhưng hiện tượng này cũng có thể xảy ra với những người bình thường.

Nếu bạn tập luyện mạnh, cơ thể của bạn phải chuyển máu thay vì cung cấp cho ruột sang cung cấp cho các khối cơ, có thể gây ra chuột rút và cả tiêu chảy.

Nếu bạn không muốn “chạy thể dục” vào nhà vệ sinh, bạn nên uống nhiều nước trước và trong khi luyện tập, tránh caffein, thức ăn giàu chất béo và chất xơ trước khi luyện tập 6 tiếng. Nếu những việc này không làm tình hình khá hơn hoặc bạn gặp triệu chứng khó chịu ngay cả khi chỉ luyện tập vừa phải, hãy tới gặp bác sĩ để tìm ra phương pháp phù hợp, tránh hội chứng kích ruột.

Tiêu chảy do bạn đã từng bị bệnh tiêu hóa

Bạn đã từng đi du lịch và gặp vấn đề về tiêu hóa, dù sau đó mọi thứ có vẻ ổn, nhưng các triệu chứng trở lại sau vài tuần? Đây là tình trạng gọi là hội chứng ruột mẫn cảm IBS, khiến bạn bị viêm nhiễm phái sinh sau khi bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa (như Salmonella hay campylobacter) gây tăng chuyển động ruột.

Theo thống kê của Quỹ Quốc tế về rối loạn chức năng tiêu hóa thì khoảng 10% những người nhiễm vi khuẩn dạ dày - ruột bị chứng IBS này. Khoảng 50% bệnh nhân có thể tự hồi phục, những người khác cần phải điều trị theo đơn đặc trị của bác sĩ, ví dụ như thuốc chống trầm cảm liều thấp

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
TPO - Cơ quan chức năng cho biết trên xe ô tô lao xuống sông Đồng Nai chỉ có một nạn nhân nữ. Vị trí tìm thấy ô tô và nạn nhân thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương, do đó địa phương này tiến hành thụ lý việc khám nghiệm. Sau khi hoàn tất sẽ làm thủ tục bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình lo hậu sự.