> 8 sai lầm thường gặp của người mới ra trường
> Kinh tế khó khăn 'đánh gục' 2 bằng đại học
Dưới đây là 6 dấu hiệu như thế và một vài lời khuyên cần thiết dành cho bạn:
1.Bạn không thể tìm thấy ý nghĩa trong công việc của mình
Nếu bạn không muốn ra khỏi giường vào mỗi sáng và chỉ hoàn thành công việc ở mức tối thiểu, thì bạn không thể đem lại lợi ích cho ai cả, bao gồm chính bạn. Nếu những sứ mệnh và nhiệm vụ của công ty mà bạn đang tham gia gánh vác không phù hợp với các giá trị và mong muốn của bạn, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy vui vẻ.
Sự thờ ơ và những sai lầm trong công việc sẽ bắt đầu xuất hiện, cùng với những mức đỉnh và đáy khác nhau. Tất cả đều là những dấu hiệu cho thấy bạn đang trầy trật “nhét” một công việc có “hình vuông” vào tầm nhìn sự nghiệp có “hình tròn” của mình. Hãy nghiên cứu kỹ lưỡng những mục tiêu và giá trị của bạn thân trước khi rời khỏi vị trí hiện tại để tránh mắc phải sai lầm tương tự trong công việc mới.
2. Cơ thể bạn thể hiện sự căng thẳng
Mặc dù chúng ta không thể nhìn thấy cụ thể sự căng thẳng (stress), nhưng căng thẳng tự thể hiện nó theo nhiều cách khác nhau.
Chẳng hạn, nếu bạn liên tục bị ốm, thì hệ miễn dịch của bạn có thể đang phản ứng trước tình trạng huyết áp liên tục tăng cao vào không thể phát huy được chức năng miễn dịch vốn có. Hoặc có thể bạn thường xuyên cảm thấy lo lắng hoặc hoảng sợ, tim bạn đập mạnh và bạn không thể lấy lại sự bình tĩnh. Căng thẳng cũng có khi thể hiện qua tình trạng bị kích động của cơ thể, và chẳng hạn nếu các cơ cổ của bạn thường xuyên bị đau, thì đó là một dấu hiệu rõ ràng.
Nếu bạn không thể kiểm soát được mức độ stress cao của bản thân thông qua các hoạt động như tập luyện, có lẽ đã đến lúc bạn phải lại trừ nguyên nhân đầu bảng khiến bạn rơi vào tình trạng như vậy. Và đó có thể chính là công việc của bạn.
3. Bạn không muốn ngồi vào chiếc ghế của sếp
Nếu bạn không thể tưởng tượng ra nổi đến một ngày nào đó bạn được tiếp quản vị trí của sếp, hoặc không có động lực để thăng tiến trong công ty, thì rất có thể bạn đang cần phải xem xét lại xem bản thân muốn gì trong sự nghiệp.
Nhiều người đã “ngộ” ra rằng, mặc dù họ làm tốt công việc được giao, và thậm chí có thể yêu mến đồng nghiệp, nhưng họ vẫn không thể định hình được tương lai của mình tại nơi mà họ đang làm việc. Nếu vậy, có lẽ công việc của bạn không còn tạo ra được những thử thách để bạn chinh phục, hoặc không còn đem lại cơ hội phát triển trong những lĩnh vực mà bạn quan tâm nữa.
Cho dù điều gì đang xảy ra, thì nếu bạn không thể tôn trọng vị trí của sếp, thì đó là lúc bạn nên đi tìm một công việc khác.
4. Bạn có một quỹ khẩn cấp
Bạn nghĩ mình đang căng thẳng về tiền bạc? Đến khi bạn không tìm được việc và không còn đồng tiền nào trong tay thì bạn mới thực sự cảm nhận được thế nào là căng thẳng. An ninh và sự độc lập về tài chính là những yếu tố quan trọng đối với cuộc sống của hầu như tất cả mọi người. Nếu bạn không thấy yên tâm về công việc hiện tại và, bạn sẽ có động cơ để tiết kiệm tiền. Các chuyên gia khuyến cao, trong trường hợp đó, hãy coi tài khoản của bạn như một quỹ khẩn cấp.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, bạn cần tiết kiệm được số tiền ít nhất đủ cho 6 tháng đến 1 năm chi tiêu. Nếu bạn không có dư tiền để tiết kiệm, hãy tìm một công việc làm thêm. Nếu không có dư thời gian, hãy làm tất cả những gì có thể làm để tạo ra cho bản thân một tấm đệm phù hợp trước khi quyết định xin thôi việc.
5. Cấp trên dọa dẫm bạn
Có sự khác biệt giữa một vị sếp khó tính và một vị sếp nguy hiểm. Chẳng hạn, một sếp khó tính thường không đưa ra chỉ đạo hay hướng dẫn cụ thể, nhưng cho phép bạn điều chỉnh và có những hành động cụ thể để bạn cải thiện tình hình của mình. Sếp nguy hiểm thì trái lại, thường sử dụng các chiến thuật đe dọa và sẽ khiến bạn cảm thấy khó tự cải thiện tình hình của bản thân.
Nên nhớ, bạn cần chịu trách nhiệm về các hành động của bạn thân trước khi đổ lỗi cho người khác và cho cấp trên cơ hội để khắc phục vấn đề. Cấp trên rất có thể không biết là họ đang xúc phạm bạn hay đẩy bạn vào tình thế khó hoàn thành công việc. Nhưng một khi bạn đã làm việc mà bạn có thể làm, hãy ghi nhớ bài học và đi tìm một vị sếp mới ở một công ty mới.
6. Bạn có một kế hoạch
Một khi bạn đã lên kế hoạch cho tình huống bạn nghỉ việc, thì đó có thể được xem như một dấu hiệu bạn đã mất hứng thú với công việc đang làm.
Bạn có thể cảm thấy thỏa mãn khi vung tay tuyên bố từ bỏ công việc mà bạn ghét, nhưng điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Đừng dại gì mà đẩy tương lai của bạn vào thế bấp bênh. Thay vào đó, hãy vạch ra một kế hoạch chi tiết về việc bạn sẽ phát triển sự nghiệp ra sao sau khi tuyên bố thôi việc. Xác định xem liệu bạn có một công việc mới để làm ngay sau khi nghỉ ở công ty hiện tại, hay bạn có đủ tiền để trang trải cuộc sống trong thời gian thất nghiệp. Và hãy nhớ, bạn là người kiểm soát kế hoạch này và các lựa chọn là vô tận: bạn có thể đi du lịch, nghỉ ngơi, hoặc bắt tay ngay vào việc tìm kiếm thử thách mới. Đây là sự nghiệp của bạn và bạn là người tạo ra lối đi cho mình.
Thôi việc có thể là một quyết định khó khăn và hoàn toàn thuộc về cá nhân bạn. Nếu bạn nhận ra bản thân có những dấu hiệu như trên, hãy bắt đầu một thứ gì đó mới với niềm tin rằng, bạn đang làm điều đúng đắn. Sự thay đổi là hoàn toàn có thể.
Theo Phương Anh
Dân trí