57 ngành không được đào tạo tiến sĩ

57 ngành không được đào tạo tiến sĩ
27 trường ĐH, viện, học viện tên tuổi trong cả nước vừa bị Bộ GD-ĐT thu hồi quyết định đào tạo trình độ tiến sĩ ở hơn 50 chuyên ngành.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Bùi Anh Tuấn - vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT - cho biết:

Đại học Y dược TP.HCM có bảy chuyên ngành bị thu hồi quyết định đào tạo tiến sĩ -
Đại học Y dược TP.HCM có bảy chuyên ngành bị thu hồi quyết định đào tạo tiến sĩ - . Ảnh: Thuận Thắng

"Bộ GD-ĐT hi vọng đây sẽ là “cú hích” đối với các trường trong chấn chỉnh hoạt động đào tạo. Bộ thay đổi cách thức quản lý cũng chỉ mong muốn nhìn thấy được sự chuyển động tích cực của các trường"

Đây là lần đầu tiên bộ đưa ra hình thức xử lý kiên quyết với hàng loạt chuyên ngành đào tạo tiến sĩ của các cơ sở giáo dục, trong đó có những viện, trường ĐH lớn, đầu ngành. Thu hồi quyết định đào tạo là hình thức xử lý cao hơn hẳn việc đình chỉ tuyển sinh. Khi một chuyên ngành tiến sĩ bị thu hồi quyết định cho phép đào tạo, nếu muốn được tuyển sinh và đào tạo trở lại, cơ sở đào tạo sẽ phải thực hiện các quy định về điều kiện, hồ sơ, quy trình để được cấp phép đào tạo như đối với chuyên ngành mới.

Việc thu hồi quyết định cho phép đào tạo các chuyên ngành tiến sĩ có ý nghĩa cảnh báo với các chuyên ngành thạc sĩ vừa bị dừng tuyển sinh, nếu không củng cố đội ngũ cũng sẽ bị thu hồi quyết định cho phép đào tạo. Việc dừng tuyển sinh và thu hồi quyết định cho phép đào tạo đối với các chuyên ngành sau ĐH thể hiện sự kiên quyết của Bộ GD-ĐT trong việc thực hiện các quy định về mở ngành, chuyên ngành và giám sát các điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo.

Có ý kiến nghi ngại việc thu hồi quyết định đào tạo có vẻ là động thái quyết liệt của cơ quan quản lý, nhưng việc xử lý bất ngờ dễ tạo ra cơ chế xin - cho ngầm sau đó?

- Nói như vậy là không có cơ sở. Nếu để tạo kẽ hở cho “xin - cho”, chắc chắn không thể có chuyện xử lý hàng loạt. Việc xử lý được gọi là bất ngờ vì có thể lâu nay bộ chưa từng xử lý ở mức này với lỗi vi phạm này - dù đã có quy định. Còn thực tế, không thể nói bất ngờ khi đây là điều đã được cảnh báo trước, bộ không hề làm khó các trường.

Các chuyên ngành bị thu hồi quyết định cho phép đào tạo đều nằm trong số 139 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ thuộc 55 cơ sở đào tạo bị dừng tuyển sinh hoặc cảnh báo thiếu giảng viên cơ hữu từ năm 2010 trong đợt rà soát của Bộ GD-ĐT. Khi đó, Bộ GD-ĐT đã có công văn nêu rõ sau hai năm, chuyên ngành nào không có báo cáo hoặc không bổ sung đủ đội ngũ cán bộ khoa học sẽ bị thu hồi quyết định cho phép đào tạo.

* Việc xử lý này liệu có tạo khoảng trống trong một khoảng thời gian chưa thể xác định về đào tạo cán bộ khoa học trình độ cao khi một số cơ sở nói chuyên ngành họ đào tạo hiện đang là duy nhất và cần thiết được đẩy mạnh?

- Đúng là đáng tiếc khi một số chuyên ngành bị thu hồi quyết định đào tạo là chuyên ngành duy nhất đang được đào tạo trong cả nước. Ngay trong năm 2010, bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã có quyết định cho phép 11 chuyên ngành chưa đủ điều kiện đội ngũ theo quy định nhưng chỉ có duy nhất một cơ sở đang thực hiện đào tạo được duy trì đào tạo, tuyển sinh. Song dù có ngoại lệ thì bộ cũng đã quy định sau hai năm không khắc phục được, không bổ sung, củng cố đội ngũ, các trường sẽ bị thu hồi quyết định đào tạo. Điều này là tất yếu khi muốn có chất lượng đào tạo tốt, nhất là ở trình độ tiến sĩ, số lượng đào tạo không nhiều nhưng cần sự chuyên sâu của trình độ cao.

* Những nghiên cứu sinh đang thực hiện đề tài tại các cơ sở chưa đủ chuẩn này chắc hẳn sẽ hoang mang khi nhận được thông tin trên. Họ sẽ được giải quyết việc học tập, nghiên cứu của mình ra sao, thưa ông?

- Đối với nghiên cứu sinh đang học tập và nghiên cứu ở các chuyên ngành này, cơ sở đào tạo tiếp tục thực hiện việc đào tạo, tiến hành các thủ tục đánh giá luận án và cấp bằng tiến sĩ sau khi các nghiên cứu sinh này đã hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định.

Không có tiến sĩ, vẫn... đào tạo nghiên cứu sinh

Theo quy định mở ngành đào tạo tiến sĩ, mỗi chuyên ngành phải bảo đảm tối thiểu có một giáo sư hoặc phó giáo sư và bốn tiến sĩ cùng ngành là cán bộ cơ hữu của cơ sở đào tạo, trong đó có ba người cùng chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo. Tuy nhiên, tất cả chuyên ngành bị thu hồi quyết định đào tạo đều không đủ lực lượng như yêu cầu.

Hàng loạt chuyên ngành đào tạo tiến sĩ của Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam như vi sinh vật học thú y, sinh sản và bệnh sinh sản gia súc, ký sinh trùng học thú y, bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi đều không có GS, PGS, thậm chí không có cán bộ cơ hữu trình độ tiến sĩ cùng ngành, cùng chuyên ngành nào. Chuyên ngành sinh thái học Viện Sinh học nhiệt đới cùng lúc hướng dẫn bốn nghiên cứu sinh mà không có GS, PGS, không có cán bộ cơ hữu cùng chuyên ngành. Tương tự, mỗi chuyên ngành kỹ thuật máy và thiết bị lâm nghiệp (Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam), chuyên ngành ký sinh trùng (Học viện Quân y) đều có ba nghiên cứu sinh, nhưng đồng thời cũng chung luôn đặc điểm không có GS, PGS, TSKH, không có cán bộ cơ hữu cùng chuyên ngành.

57 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ của 27 trường ĐH, viện, học viện bị thu hồi quyết định đào tạo cụ thể như sau:

TT

Cơ sở đào tạo

Tên chuyên ngành đào tạo

1.

Học viện Hải quân

1. Nghệ thuật chiến dịch

2.

Học viện Khoa học xã hội

2. Ngôn ngữ học ứng dụng

3. Dân tộc học

4. Ngôn ngữ học so sánh lịch sử

5. Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

3.

Học viện Quân y

6. Ký sinh trùng

7. Y học hạt nhân

8. Dinh dưỡng tiết chế

4.

Trường ÐH Mỏ địa chất

9. Bản đồ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý

10. Tuyển khoáng

5.

Trường ÐH Nông nghiệp Hà Nội

11. Ký sinh trùng học thú y

12. Vi sinh vật học thú y

13. Ðiện khí hóa sản xuất nông nghiệp và nông thôn

6.

Trường ÐH Sư phạm
Hà Nội

14. Sinh lý học người và động vật

7.

Trường ÐH Sư phạm TP.HCM

15. Văn học Trung Quốc

8.

Trường ÐH Y dược TP.HCM

16. Thần kinh

17. Huyết học

18. Nội - Nội tiết

19. Sinh lý học

20. Mô phôi thai học

21. Ký sinh trùng

22. Ung thư

9.

Trường ÐH Thủy lợi

23. Vật liệu và công nghệ vật liệu xây dựng

10.

Trường ÐH Nông lâm TP.HCM

24. Ðất và dinh dưỡng cây trồng

11.

Trường ÐH Bách khoa Hà Nội

25. Hóa phân tích

12.

Trường ÐH Kiến trúc TP.HCM

26. Lý thuyết và lịch sử kiến trúc

13.

Trường ÐH Lâm nghiệp

27. Di truyền và chọn giống cây lâm nghiệp

14.

Trường ÐH Y Hà Nội

28. Ký sinh trùng

15.

Viện Cơ học

29. Lý thuyết điều khiển và điều khiển tối ưu

16.

Viện Cơ học và tin học ứng dụng

30. Cơ học chất lỏng

17.

Viện Ðịa lý

31. Phát triển nguồn nước

18.

Viện Hóa công nghiệp

32. Hóa phân tích

19.

Viện Khoa học giáo dục Việt Nam

33. Lý luận và PPDH bộ môn hóa học

34. Lý luận và PPDH bộ môn sinh học

35. Lý luận và PPDH bộ môn vật lý

20.

Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường

36. Chỉnh trị sông và bờ biển

21.

Viện Nghiên cứu cơ khí

37. Công nghệ tạo hình
vật liệu

22.

Viện Khoa học nông nghiệp VN

38. Hệ thống canh tác

39. Quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp

40. Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi

41. Dịch tễ học thú y

42. Ký sinh trùng học thú y

43. Sinh sản và bệnh sinh sản gia súc

44. Vi sinh vật học thú y

23.

Viện Khoa học lâm nghiệp VN

45. Ðất lâm nghiệp

46. Kỹ thuật máy và thiết bị lâm nghiệp

47. Công nghệ bảo quản
sơ chế lâm nông sản sau
thu hoạch

24.

Viện Văn hóa nghệ thuật VN

48. Lý luận và lịch sử nghệ thuật điện ảnh truyền hình

25.

Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

49. Hóa phóng xạ

26.

Viện Nghiên cứu điện tử, tin học và tự động hóa

50. Kỹ thuật mật mã

51. Kỹ thuật máy tính

52. Kỹ thuật rađa - dẫn đường

53. Kỹ thuật viễn thông

27.

Viện Sinh học nhiệt đới

54. Hóa sinh học

55. Sinh lý học thực vật

56. Sinh thái học

57. Vi sinh vật học

Theo Ngọc Hà
Tuổi trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG