5 hệ thống vũ khí khủng Nga có thể bán cho Trung Quốc

Trong một bài viết đăng trên tạp chí National Interest của Mỹ, giáo sư Robert Farley đã chỉ ra 5 hệ thống vũ khí lớn mà Nga có thể cung cấp cho quân đội Trung Quốc.

Theo ông Farley, các máy bay chiến đấu của Nga có thể giải quyết vấn đề thiếu hệ thống động cơ của Trung Quốc. Không chỉ những máy bay chiến đấu thế hệ bốn như J-10, J-11 và J-15 đang gặp vấn đề này mà ngay cả những chiến đấu cơ tàng hình thế hệ năm như J-20, J-31 cũng gặp phải. “Các động cơ của Nga không có nhiều uy tín về độ đáng tin cậy đặc biệt nhưng chúng hoạt động tốt hơn so với động cơ của Trung Quốc”, ông Farley nói.

Một nhà phân tích cho biết Trung Quốc sắp mua được chiến đấu cơ Su-35 từ Nga. Nhờ vậy mà Bắc Kinh có thể phân tích và từ đó nhân rộng động cơ và bắt đầu cho ngành công nghiệp chế tạo động cơ máy bay của Trung Quốc.

5 hệ thống vũ khí khủng Nga có thể bán cho Trung Quốc ảnh 1

Máy bay ném bom Tu-22M

Việc Nga cung cấp máy bay ném bom chiến lược Tu-22M Backfire cho PLA sẽ thay thế những chiếc máy bay ném bom H-6 lỗi thời của quân đội Trung Quốc. Mặc dù Tu-22M cũng chỉ là một máy bay ném bom có thiết kế lỗi thời từ Chiến tranh lạnh thì nó vẫn còn hiện đại hơn so với những máy bay ném bom hiện nay của Trung Quốc.

“Dù Nga quyết định xuất khẩu Tu-22M trực tiếp sang Trung Quốc, hoặc cấp giấy phép sản xuất hay đơn giản chỉ là hỗ trợ kỹ thuật cho các dự án máy bay ném bom mới của Trung Quốc thì sự hợp tác Nga-Trung vẫn có thể trở nên nguy hiểm chết người hơn”, ông Farley viết.

Những tàu ngầm mà Nga cung cấp cho hải quân Trung Quốc, như Akulas, the Project 949s (Oscars), Yuri Dolgurukiy, và thậm chí cả Ladas đều giúp Trung Quóc tăng cường khả năng phát triển công nghệ tàu ngầm của mình.

Để cải thiện khả năng thực hiện các chiến lược chống tiếp cận/phong tỏa khu vực để chống lại Mỹ, Nga có thể bán hệ thống phòng không tiên tiến (S-400) cho PLA. “Nếu máy bay và tên lửa hành trình của Mỹ có thể tấn công căn cứ không quân, các nút giao thông, bệ phóng tên lửa, trung tâm dịch vụ hậu cần của Trung Quốc thì toàn bộ hệ thống đã bị tiêu diệt trước khi nó hoàn thành nhiệm vụ”, ông Farley nhận định. S-400 có thể được được xuất khẩu sang Trung Quốc để thay thế cho tên lửa đất đối không HQ-9 của Trung Quốc.

Cuối cùng, ông Farley nói về việc xuất khẩu tên lửa đạn đạo của Nga sang Trung Quốc. “Trung Quốc vẫn còn phải học hỏi rất nhiều từ Nga, kể cả những tên lửa tầm ngắn và tầm xa. Tên lửa đạn đạo Iskander-E của Nga có nhiều tính năng vượt trội so với các loại tên lửa đạn đạo của Trung Quốc và sẽ cung cấp cho quân đội Trung Quốc lợi thế lớn trong các cuộc xung đột”. Tuy nhiên, nội bộ nước Nga vẫn còn nhiều ý kiến phản đối việc bán tên lửa đạn đạo cho Trung Quốc vì lo ngại vấn đề an ninh.

Theo Theo tinmoi
MỚI - NÓNG
Một nhân viên của Ukrainian Armor chuẩn bị đặt súng cối vào hộp tại khu nhà xưởng không được công khai vị trí. (Ảnh: Reuter)
Ngành vũ khí nội địa Ukraine kêu khó đủ đường
TPO - Hàng trăm doanh nghiệp sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự đã mọc lên ở Ukraine kể từ khi cuộc xung đột với Nga nổ ra, nhưng nhiều doanh nghiệp trong số đó đang chật vật vì thiếu tiền và tất cả đều lo sợ sẽ trở thành mục tiêu của tên lửa Nga.