1. Da mất dần độ đàn hồi, xuất hiện vết “chân chim” nơi khóe mắt, khóe môi
Da “già” đi sẽ xuất hiện các vết đồi mồi, tàn nhang... là do da bạn đạng bước vào thời kỳ lão hóa. Bởi, các lớp biểu bì da bị thoái hoá nhiều hơn và khó có thể tái tạo lại được như khi bạn còn trẻ nên mỏng dần đi, dẫn đến các nếp nhăn ở khóe môi và đuôi mắt.
Giải pháp:
- Dùng các loại kem dưỡng ẩm, vitamin A, E và kem chống nắng để ngăn tia UV.
- Không nên sử dụng những loại xà bông rửa mặt, vì sẽ làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da.
- Bạn cũng nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein, kiềm và uống đủ nước (1,5-2 lít/ngày).
- Tránh hút thuốc, uống rượu, bia để làm chậm quá trình lão hóa của làn da.
2. Tóc bắt bạc màu và rụng nhiều
- Tóc sẽ xỉn màu sau đó chuyển sang bạc tóc khi bạn già đi. Tóc đen biến đổi thành tóc bạc là vì loại tế bào sinh hắc tố melanin giảm đi, khiến tóc bị mất màu.
- Thông thường tóc vẫn rụng đi và mọc lên hằng ngày, tuy nhiên, khi bạn già đi, tóc sẽ chỉ rụng mà ít hoặc không mọc lại dẫn đến việc mái tóc ngày cảng mỏng đi và xơ xác. Điều này được lý giải là do do các tuyến nhờn kém hoạt động, tóc bị khô, giòn, dễ rụng.
Giải pháp:
- Cách khắc phục chứng bạc tóc đơn giản nhất là nhuộm màu cho mái tóc. Bạn có thể nhuộm màu đen hoặc màu nâu để trông trẻ trung hơn.
- Nên hạn làm tóc sử dụng hóa chất để bảo vệ chân tóc khỏi rụng. Ngoài ra, việc sử dụng dầu gội dịu nhẹ, ăn uống đầy đủ chất, tránh stress… để làm chậm quá trình lão hóa của tóc.
3. Bắt đầu hay quên
Bạn nên biết rằng, chỉ có số tế bào thần kinh không tăng hay tái tạo, nhưng lại mất dần theo năm tháng. Cụ thể: Người già thường ngủ kém vì tế bào cuống não bị tiêu hao. Trí nhớ cũng vì thế mà giảm sút nghiêm trọng.
Giải pháp:
- Duy trì lối sống lành mạnh, tích cực và lạc quan ngay từ khi còn trẻ để làm chậm quá trình lão hóa của bộ não.
- Hay quên có thể là dấu hiệu của bệnh tật, vì thế bạn nên thăm khám bác sỹ nếu cảm thấy chứng đãng trí của mình ngày càng trầm trọng.
4. Cong cột sống (còng lưng)
Sau tuổi 35, cột sống, sống lưng bắt đầu lão hóa, chính vì thế, nhiều người bị còng lưng. Khi lưng còng đồng nghĩa với việc hệ xương của bạn đã già, bạn không nên cố sức bưng, bê những vật nặng vì nó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Giải pháp:
- Luôn thận trọng mỗi khi phải làm việc nặng, kể cả khi bạn còn trẻ, khỏe.
- Thêm vào đó, cần chú ý cân bằng chế độ ăn để có đủ protein, calci, chất khoáng và vitamin để tránh tình trạng loãng xương, mềm xương...
5. Táo bón kéo dài
Bộ phận đầu tiên bị lão hóa trong cơ thể chính là đường ruột, vì đó là bộ phận “vất vả” nhất trong cơ thể, luôn phải hấp thu và tiêu hóa chất dinh dưỡng để nuôi tất cả các bộ phận trong cơ thể.
Khi đường ruột bị lão hóa sẽ dẫn đến tình trạng táo bón, đây là khởi nguồn của hàng loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Giải pháp:
Để chống lại dấu hiệu lão hóa này, bạn nên tăng cường ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tích cực vận động để giảm thiểu tình trạng táo bón và giúp đường ruột được thông thoáng, làm chậm quá trình lão hóa.