5 cách giúp bạn đứng dậy sau khi bị sa thải

Hãy nghiêm túc suy nghĩ về lý do đằng sau quyết định của công ty
Hãy nghiêm túc suy nghĩ về lý do đằng sau quyết định của công ty
Khi bạn phát hiện mình buộc phải rời khỏi công ty đang làm, điều đó thật khó khăn dù bạn nhận được những lời động viên từ quản lý hay đồng nghiệp. Vậy, khi rơi vào trường hợp này bạn cần phải làm gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!

Steve Jobs từng bị buộc phải rời khỏi công ty tỷ đô mà ông đã hy sinh tất cả để xây dựng. Oprah bị sa thải khỏi vai trò phóng viên khi mới bắt đầu công việc này. Walt Disney từng bị sa thải khỏi công ty với lý do thiếu trí tưởng tượng và không có nhiều ý kiến hay.

Có thể nhận thấy, rất nhiều người nổi tiếng từng trải qua cảm giác bị sa thải và bạn cũng khó tránh khỏi việc phải trải qua cảm giác này một lần trong đời. Nếu không may rơi vào trường hợp này, bạn sẽ phải làm gì để vượt qua nó?

Dưới đây là một số cách giúp bạn có thể tiến về phía trước và đưa sự nghiệp của bạn trở lại đúng hướng:

1. Cố gắng tìm ra những gì đã sai

Có thể bạn không biết lý do chính xác vì sao mình bị buộc thôi việc nhưng hãy cố gắng tìm hiểu lý do đằng sau quyết định về sự ra đi của bạn.

Hãy suy nghĩ về những đánh giá công việc của bạn trước đó để hiểu bạn từng được khen ngợi về điều gì, bạn còn đang thiếu sót gì và làm sao để khắc phục nó. Nếu bạn có được những người đồng nghiệp đáng tin cậy, hãy hỏi họ về những điều này.

Bạn cần thu thập càng nhiều đánh giá càng tốt để có thể cải thiện hiệu suất công việc của bạn trong tương lai.

2. Suy nghĩ về những gì bạn muốn trong tương lai là gì

Bạn có thể sẽ vội vàng tìm kiếm một công việc khác và đi làm như bình thường nhưng bạn cần thận trọng hơn khi tìm việc làm tiếp theo cho mình. Điều quan trọng đầu tiên cần làm là xem xét những điều bạn muốn và cần có trong sự nghiệp.

Có thể con đường bạn đã đi không phải là con đường đúng. Đây chính là lúc để bạn nhìn nhận lại những gì mình đã làm được và tìm xem mình thật sự muốn gì.

5 cách giúp bạn đứng dậy sau khi bị sa thải ảnh 1

Cập nhật hồ sơ mới nhất giúp bạn chủ động hơn trong việc tìm việc làm

3. Lên kế hoạch hành động

Khi bạn đã quyết định bước tiếp theo của mình là gì, đã đến lúc quay lại tìm việc cho mình rồi.  

Trước khi bạn liên hệ với bất kỳ nhà tuyển dụng nào, hãy chắc chắn hồ sơ của bạn đã được cập nhật mới nhất. Hãy bắt đầu bằng cách cho những người quen của bạn biết bạn đang tìm kiếm việc làm và rất có thể họ sẽ cung cấp các thông tin tuyển dụng thú vị, phù hợp với bạn.

4. Tạo danh sách những người có thể viết thư giới thiệu

Trước khi bạn bắt đầu ứng tuyển vào bất kỳ vị trí mới nào, hãy liên hệ với người quản lý hoặc đồng nghiệp cũ và hỏi xem họ có sẵn sàng nói chuyện với nhà tuyển dụng tiềm năng về một số điều bạn đã hoàn thành khi làm việc với họ không. Nếu điều đó là cần thiết, bạn có thể liên hệ với sếp trước đây của mình.

5. Sử dụng thời gian nghỉ việc một cách khôn ngoan

Bạn có thể tham gia các hoạt động tình nguyện, đăng ký một lớp học ngoại ngữ, học thêm kỹ năng mềm,... Đây chính là khoảng thời gian tuyệt vời giúp bạn xây dựng các kỹ năng cho mình để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng tiềm năng. Ví dụ, bạn đang muốn chuyển sang việc làm kế toán, bạn có thể đăng ký các khóa học cung cấp chứng chỉ kế toán tại các trung tâm uy tín để theo đuổi công việc mình thích.

Bị đuổi việc là điều không một ai mong muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy đây là một thất bại trong sự nghiệp của mình. Hy vọng với 5 cách trên sẽ giúp bạn lấy lại thăng bằng và tìm thấy công việc mới giúp bạn tạo được bứt phá trong năm 2019.

MỚI - NÓNG