Chương trình “Ký Tên Cứu Tê Giác” là một trong những hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về tác dụng thực sự của sừng tê và kêu gọi cộng đồng cùng hành động bảo vệ các loài tê giác trên thế giới đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Sau một tháng chương trình đã nhận được sự ủng hộ của gần 70 nghệ sĩ và người nổi tiếng, và thu được gần 30.000 chữ ký cam kết không sử dụng sừng tê và tích cực chia sẻ thông điệp đến với cộng đồng mình đang sống.
Sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng ký tên cứu tê giác
Bên cạnh đó , cuộc thi “Vẽ móng tay cứu tê giác”, một hoạt động sáng tạo của chương trình nhằm nêu bật thông điệp “Sừng tê giác có thành phần cấu tạo giống móng tay người, không có tác dụng chữa bệnh ung thư và các bệnh nan y khác”, đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của công chúng, và đã thu được 121 tác phẩm dự thi, trong đó có những tác phẩm vô cùng chất lượng và ý nghĩa.
Sinh viên ĐH Khoa học Tự nhiên Ký tên cứu tê giác
7 trường Đại học tại TP.HCM (ĐH Tài Nguyên Môi Trường, ĐH Kinh Tế TP.HCM, ĐH Hoa Sen, ĐH Ngoại Thương Cơ sở 2, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Khoa Học Tự Nhiên, ĐH Sài Gòn) cùng hơn 1000 bạn sinh viên đã hào hứng tổ chức các chương trình triển lãm, vẽ móng tay và chụp ảnh nhằm kêu gọi giới trẻ lan tỏa thông điệp “#cuutegiac”.
Từ mạng xã hội, vấn đề Tê giác hiện nay đã được chú ý và bàn luận nhiều hơn, không chỉ dừng lại ở các câu chuyện của một số ít người Việt Nam, giúp tăng thêm hy vọng sống sót cho tê giác, loại động vật có nguy cơ tuyệt chủng.