Tăng cỡ váy dễ ung thư vú
TS. Usha Menon, thành viên nhóm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu ung thư phụ khoa, Trường Đại học London (Anh) cho biết: Nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ gia tăng 77% khi cỡ váy của họ tăng lên 2 số sau mỗi 10 năm, tính từ năm 25 tuổi cho đến thời điểm mãn kinh.
Nhóm nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát 93.000 phụ nữ trong một chương trình sàng lọc ung thư vú từ năm 2005-2010. Theo giải thích của TS. Usha Menon, cỡ váy có liên quan mật thiết đến mức chất béo đóng quanh vùng bụng, và chỉ số này là yếu tố dự báo chính xác hơn so với chỉ số BMI (chỉ số cân nặng cơ thể) đối với nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.
Ảnh minh họa |
70% phụ nữ bị ung thư vú do di truyền
Theo TS. Pranay, bác sĩ phụ khoa Bệnh viện Bhatia (Ấn Độ) cho biết: Có khoảng 70% phụ nữ được chẩn đoán bị ung thư vú có tính di truyền. “Nếu trong gia đình bạn có một người (cha mẹ, anh chị em hoặc con) bị ung thư vú thì bạn có nguy cơ bị bệnh cao gấp đôi so với người khác. Tuy nhiên không có tiền sử gia đình bị bệnh không có nghĩa là bạn không có nguy cơ”.
Nguy cơ bị ung thư vú do nồng độ vitamin D trong cơ thể thấp
Một nghiên cứu ở phụ nữ Canada bị ung thư vú phát hiện thấy, sự thật, phụ nữ có nồng độ vitamin D thấp khi chẩn đoán thì khả năng phát triển di căn xa nhiều hơn 94% so với phụ nữ có nồng độ bình thường và 73% chết sớm hơn.
Bác sĩ trị liệu Cedric F.Garland, Trung tâm Y tế gia đình và Ngăn ngừa bệnh tật tại Đại học San Diego (Mỹ) thì nói: ‘‘Vitamin D khiến các tế bào dính chặt vào nhau, đặc biệt là các tế bào biểu mô vú, bằng cách sản xuất đều đặn E-cadherin’’.
Nếu nồng độ vitamin D thấp, các tế bào biểu mô vú không dính vào nhau khi đó các tế bào gốc sẽ phân bào nhanh hơn. Các tế bào nhanh chóng phát triển thành dòng tế bào ung thư, chúng có thể xuyên thủng lớp màng cơ bản. Nếu nồng độ vitamin D tiếp tục hạ thấp, các tế bào này sẽ di chuyển tới hạch, di căn xa tới não, xương, phổi và giết bệnh nhân.