TPO - Ngày 21/1, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có báo cáo về các hoạt động thưởng Tết, chăm lo cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán năm 2020.
Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, thưởng Tết Nguyên đán năm nay, mức bình quân khoảng 6,5 triệu đồng/người, tăng khoảng 6% so với thưởng dịp Tết Nguyên đán năm 2019.
Trong đó, doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thưởng bình quân 6 triệu đồng/người; doanh nghiệp dân doanh có mức thưởng bình quân 6,3 triệu đồng/người; còn doanh nghiệp FDI bình quân 6,9 triệu đồng/người.
Mức thưởng có sự khác biệt lớn giữa các ngành, nghề. Mức thưởng cao tập trung tại các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tốt trong năm 2019 như điện tử, ngân hàng, dịch vụ tài chính, kế toán, bất động sản…
Còn các ngành nghề có giá trị gia tăng thấp, gia công là chủ yếu, gặp khó khăn nên mức thưởng không cao, có một số doanh nghiệp mức thưởng chỉ khoảng 200.000 đồng/người.
Bên cạnh hình thức thưởng bằng tiền mặt, các doanh nghiệp tùy tình hình sản xuất kinh doanh còn thực hiện thưởng bằng các hình thức khác như: hiện vật, hàng hóa, phiếu mua hàng siêu thị, các chuyến tham quan, du lịch trong và ngoài nước, cổ phiếu hoặc sản phẩm của chính doanh nghiệp sản xuất....
Ngoài ra, vẫn còn có một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khó khăn không có thưởng tết cho người lao động.
Trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, tiếp tục còn doanh nghiệp nợ tiền lương, không nộp BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. Tại các doanh nghiệp này, công đoàn đã tích cực, chủ động đề xuất giải pháp tham gia cùng các cơ quan chức năng giải quyết quyền lợi của người lao động. Một số doanh nghiệp đã cam kết trả một phần nợ lương trước tết và có lộ trình trả hết sau Tết.
Trong đó, doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thưởng bình quân 6 triệu đồng/người; doanh nghiệp dân doanh có mức thưởng bình quân 6,3 triệu đồng/người; còn doanh nghiệp FDI bình quân 6,9 triệu đồng/người.
Mức thưởng có sự khác biệt lớn giữa các ngành, nghề. Mức thưởng cao tập trung tại các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tốt trong năm 2019 như điện tử, ngân hàng, dịch vụ tài chính, kế toán, bất động sản…
Còn các ngành nghề có giá trị gia tăng thấp, gia công là chủ yếu, gặp khó khăn nên mức thưởng không cao, có một số doanh nghiệp mức thưởng chỉ khoảng 200.000 đồng/người.
Bên cạnh hình thức thưởng bằng tiền mặt, các doanh nghiệp tùy tình hình sản xuất kinh doanh còn thực hiện thưởng bằng các hình thức khác như: hiện vật, hàng hóa, phiếu mua hàng siêu thị, các chuyến tham quan, du lịch trong và ngoài nước, cổ phiếu hoặc sản phẩm của chính doanh nghiệp sản xuất....
Ngoài ra, vẫn còn có một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khó khăn không có thưởng tết cho người lao động.
Trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, tiếp tục còn doanh nghiệp nợ tiền lương, không nộp BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. Tại các doanh nghiệp này, công đoàn đã tích cực, chủ động đề xuất giải pháp tham gia cùng các cơ quan chức năng giải quyết quyền lợi của người lao động. Một số doanh nghiệp đã cam kết trả một phần nợ lương trước tết và có lộ trình trả hết sau Tết.
Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán cả nước có 232.285 đoàn viên, người lao động được hỗ trợ vé tàu, xe với số tiền trên 93 tỷ đồng, trao tặng 1.626 nhà “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền trên 95,2 tỷ đồng, tăng 1.408 nhà và trên 70,5 tỷ đồng so với năm 2019.
Thống kê của Tổng LĐLĐ Việt Nam, khảo sát của 40/83 LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương, cho thấy: Trong dịp Tết Nguyên đán 2020, có 19 doanh nghiệp trên địa bàn 8 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và địa phương, 2 công đoàn ngành trung ương nợ lương của 4.115 người lao động với số tiền là 83.450 tỷ đồng.