> Ba cán bộ ngành than chết ngạt dưới hầm lò
Theo ông Hòa, khó khăn trên cần được công khai để 14 vạn cán bộ, công nhân viên của ngành biết, chia sẽ để cùng nhau bước qua giai đoạn khó khăn. Hiện, ngành than đang lo đầu vào cho hơn 10.000MW điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và tạo công ăn việc làm cho 14 vạn con người (với gần nửa triệu người ăn theo). Do đó, nếu ngành than gặp khó, sẽ tác động đến đời sống kinh tế, xã hội.
Bà Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh băn khoăn, cán bộ, công nhân viên và gia đình ngành than chiếm tới 1/3 dân số Quảng Ninh. Hiện, khai thác than đóng góp tới 1/3 GDP và hơn một nửa ngân sách cho tỉnh. “Đây là một ngành quan trọng của đất nước, đồng thời gắn liền an ninh năng lượng quốc gia. Mọi bài toán về mô hình phát triển kinh tế - xã hội tất yếu phải tính đến sự phát triển của ngành than”, bà Hoàng nói.
Trong báo cáo giải trình nguyên nhân lợi nhuận sụt giảm mạnh so với cùng kỳ, các doanh nghiệp thuộc Vinacomin cho biết, trong năm 2013, giá bán than giảm 7-10%. Doanh thu từ nguồn bán sản phẩm ngoài than của toàn Vinacomin cũng giảm mạnh do không có khách hàng. Giá than giảm còn có nguyên nhân từ nhu cầu nhập khẩu than từ Trung Quốc-thị trường nhập khẩu than chính của Việt Nam giảm. Vì thế trong 6 tháng đầu năm, tồn kho của ngành than tăng mạnh. Tại thời điểm 30/6/2013, toàn tập đoàn tồn kho lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ phải trả của một số đơn vị trong ngành ở thời điểm cuối tháng 6 đã cao gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu. Khoản nợ vay này sẽ là gánh nặng lớn cho các doanh nghiệp ngành than, trong khi đầu ra của ngành chưa thấy tín hiệu sáng sủa. Khó khăn về tài chính, sản xuất kinh doanh của Vinacomin rất cấp bách, cần có chính sách hỗ trợ kịp thời để ổn định thu nhập cho 14 vạn lao động và người thân của họ.