1001 thắc mắc: Vì sao rắn có thể tấn công con mồi 'không trượt phát nào' trong bóng tối?

Rắn biết cách sử dụng nhiệt từ các sinh vật chúng đang săn
Rắn biết cách sử dụng nhiệt từ các sinh vật chúng đang săn
TPO - Rắn còn là động vật không tai, không mũi, nhưng lại rất thính và rất tinh, có thể nghe và đánh hơi thấy mùi từ rất xa. Một số loài rắn vẫn có thể tấn công con mồi đang đi ngang qua với độ chính xác đáng kinh ngạc.

Rắn là động vật bò sát, máu lạnh, cùng lớp với các loài vật có vảy như thằn lằn, tắc kè nhưng lại có răng. Ngoài ra, rắn còn là động vật không tai, không mũi, nhưng lại rất thính và rất tinh, có thể nghe và đánh hơi thấy mùi từ rất xa. Chưa hết, rắn còn có vũ khí sinh học rất lợi hại, đó là răng nanh và nọc độc..., nhưng vẫn còn nhiều điều chưa biết về loài động vật bò sát này.

Rắn biết cách sử dụng nhiệt từ các sinh vật chúng đang săn

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Matter đã phát hiện ra cách vì sao một số loài rắn có thể nhìn rõ như vậy trong bóng tối. Nguyên nhân được phát hiện là bởi chúng biết cách sử dụng nhiệt từ các sinh vật chúng đang săn. Cụ thể, những con rắn chuyển sự chênh lệch giữa nhiệt độ môi trường và cơ thể ấm áp của nạn nhân thành tín hiệu điện dẫn con rắn đến vị trí của con mồi.

Rắn hang, trăn siết mồi (trăn boa) và trăn là ba loài có khả năng bắt mồi trong bóng tối hoàn toàn. Từ lâu người ta đã nghi ngờ rằng kỹ năng này theo một cách nào đó có liên quan đến hoạt động điện nhưng các chi tiết chính xác về việc làm thế nào vẫn là một ẩn số.

“Chúng tôi nhận ra rằng có một điều bí ẩn đang xảy ra trong thế giới loài rắn. Một số loài rắn có thể nhìn thấy trong bóng tối hoàn toàn. Sẽ dễ dàng giải thích nếu những con rắn có vật liệu nhiệt điện trong cơ thể, nhưng chúng thì không. Chúng tôi nhận ra rằng nguyên lý đằng sau vật liệu mềm mà chúng tôi đã tạo mô hình có lẽ đã giải thích được điều đó”, tác giả Pradeep Sharma từ Đại học Houston cho biết.

Một số loài rắn có một cơ quan nhỏ, rỗng được gọi là hố có thể phát hiện bức xạ hồng ngoại phát ra từ vật liệu hoặc động vật ấm hơn không khí xung quanh chúng.

Sharma và các đồng nghiệp nhận ra bên trong cơ quan này là các tế bào hoạt động giống như vật liệu nhiệt điện trong việc tạo ra điện áp nhỏ để phản ứng với sự thay đổi nhiệt độ. Những điện áp này sau đó có thể thông báo cho con rắn về môi trường xung quanh, hỗ trợ nó tóm gọn dơi từ trên không trong những nỗ lực săn mồi sống trong hang tối.

“Thực tế là những tế bào này có thể hoạt động giống như một vật liệu nhiệt điện, đó là kết nối còn thiếu để giải thích tầm nhìn của chúng”, Sharma giải thích.

Có rất nhiều kênh ion được tìm thấy trong protein tế bào TRPA1, được tìm thấy với số lượng lớn hơn ở những loài rắn có khả năng nhìn ban đêm so với những loài không có.

"Cơ chế của chúng tôi rất mạnh mẽ và đơn giản. Nó giải thích khá nhiều điều. Đồng thời, không thể phủ nhận các kênh này cũng đóng một vai trò nào đó và chúng tôi vẫn chưa chắc chắn về kết nối của chúng nên cần nghiên cứu thêm”, Sharma cho biết thêm.

1001 thắc mắc: Vì sao rắn có thể tấn công con mồi 'không trượt phát nào' trong bóng tối? ảnh 1
 

Những chuyện lạ ít biết về loài rắn

 Rắn có thể ăn thịt đồng loại có độ dài hơn cả bản thân nó

Một nhóm các nhà khoa học ở ĐH tổng hợp Toronto (UOT) Canada, đứng đầu là chuyên gia sinh học K. Jackson đã tiến hành một nghiên cứu dài kỳ và phát hiện thấy, khi đói, rắn độc có thể “nuốt tươi” cả những con có độ dài lớn hơn chính bản thân nó.

Ban đầu, nó dùng nọc độc để tấn công con mồi, sau khi con mồi bị hạ gục nó bắt đầu nuốt chửng từ phía đầu. Nó dùng hàm để ngoạm sau đó dùng cột sống để ép và kéo con mồi vào trong. Khi đã nuốt hết con mồi, con rắn bắt đầu nôn ói dịch tiết để giảm áp dạ dày và giúp cho việc tiêu hóa được dễ dàng.

Theo nghiên cứu, rắn là loài động vật ăn thịt đồng loại nhiếu nhất trong tự nhiên.

Rắn ăn thịt cả con của chúng

Nhóm chuyên gia sinh học ở ĐH Granade (UOG), Tây Ban Nha nghiên cứu và phát hiện thấy, loài rắn chuông có thể ăn cả những con rắn do chúng đẻ ra nếu như những con này quá yếu không thể tồn tại được.

Trong nghiên cứu, những con rắn mẹ đã ăn khoảng 11% số trứng và những con rắn con quá yếu không có khả năng sống được. Theo các nhà khoa học, sở dĩ có tình trạng này là do rắn chuông bị cạn kiệt năng lượng sau khi sinh nên buộc phải tồn tại bằng cách ăn thịt những con quá yếu và những quả trứng không có khả năng nở con. Đây cũng là những bí ẩn liên quan đến khả năng sinh tồn, chứa đựng nhiều bí ẩn mà con người chưa có điều kiện khám phá hết.

Không ăn nhiều tháng nhưng rắn vẫn phát triển bình thường

Theo nghiên cứu của ĐH Arkansas Mỹ (UOA) thì giống như trăn, rắn có thể không ăn hàng tháng trời nhưng vẫn phát triển bình thường về độ dài, điều này được thực hiện bằng cách tiết giảm quá trình trao đổi chất của cơ thể tới 70%. Kết quả nghiên cứu trên của UOA được công bố trên tạp chí Zoology số tháng 9/2012, dựa trên nghiên cứu ở 62 con rắn chuông có màu sắc da khác nhau chuyên sống ở miền Tây nước Mỹ. Loài rắn này có những thay đổi hóa sinh rất đặc biệt nên giúp chúng có thể tồn tại mà không cần ăn hàng tháng.

Vì sao rắn hổ mang lại hay nhắm vào mắt người?

Từ lâu, rắn hổ mang được xếp vào loại nguy hiểm, bởi nó có nọc độc, đặc biệt là có thể phun trực tiếp vào mắt đối phương, kể cả con người khi bị tấn công. Theo nghiên cứu, làm được điều này rắn hổ mang sử dụng nguyên lý co cơ, ép tuyến nọc của chúng lại để có áp lực đủ phun ra tia, có thể phóng xa khoảng 2m.

MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.