Nhện nằm trong lớp động vật chân khớp cùng với bọ ve, bọ cạp… chúng không có xương sống, không có hàm, cơ thể chia làm hai phần và sở hữu 8 chân. Toàn bộ cơ thể của loài động vật săn mồi này được tiến hóa để chiến đấu với các loài động vật lớn hơn, ngoài ra săn mồi và tiêu diệt các loài động vật không xương sống khác.
Phó Giáo sư Chris Buddle thuộc khoa Sinh thái côn trùng tại Đại học McGill, Canada đã chỉ ra rằng:” Trong số gần 40,000 loài nhện trên thế giới, chỉ có khoảng 10 loài có thể gây ra nguy hiểm với con người. Ngay cả những loài có nọc độc cũng rất khó có khả năng tiếp xúc với con người chứ đừng nói là có thể tấn công chúng ta.”
Loài nhện có màu không?
Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng loài nhện không thực sự có máu. Những gì chúng có được gọi là “Hemolymph“. Trên thực tế, máu của chúng ta dựa vào phân tử Hemoglobin có chứa sắt nên vì thế chúng có màu đỏ. Tuy nhiên, máu của loài nhện lại dựa vào chất đạm Hemocyanin có nguồn gốc từ đồng. Chất Hemocyanin này có màu khá trong, nhưng khi tiếp xúc với oxy nó sẽ biến thành màu xanh đậm.
Nhện không thể tiêu hóa thực phẩm ở dạng rắn
Chúng phải bơm một loại chất lỏng vào con mồi để làm mềm các cơ quan bên trong và các mô. Sau khi mọi thứ đã bị làm mềm ra hoàn toàn, nhện có thể hút các chất bên trong để nuôi dưỡng cơ thể chúng.
Nhện có thể kiểm soát huyết áp của chúng khi di chuyển
Nhện không chỉ sử dụng cơ để di chuyển, mà chúng còn biết cách kết hợp với huyết áp để đi bộ hoặc nhảy, tùy từng loài khác nhau. Loài nhện sẽ co các bó cơ ở phần đầu ngực và làm tăng áp suất hemolymph ở chân, điều này khiến chúng dễ dàng mở rộng khu vực di chuyển. Sự gia tăng áp suất đột ngột này cũng khiến các chân của chúng có thể nhảy vọt được theo nhiều hướng khác nhau.
Nhện không có xương sống
Nhện thực sự không có xương. Chúng chỉ có một bộ màng cứng bao quanh các cơ quan và máu. Điều này khiến chúng được phân loại vào nhóm những động vật không xương sống hoặc không có cột sống. Tuy nhiên, nhện không phải là loài duy nhất có bộ màng cứng.
Trên thực tế tất cả các loài côn trùng và chim nhện đều có bộ màng cứng đó. Việc có một bộ màng cứng khiến cho các sinh vật này có thể phát triển được nhiều hơn và định kỳ chúng cần phải “ lột bỏ ” hoặc thay thế vỏ ngoài của mình.
Chúng cũng có thể phát triển lại cơ thể như cũ trong thời gian ngắn. Tất cả động vật không xương sống (thậm chí cả nhện) đều rất dễ bị tổn thương trước khi bộ màng cứng của chúng kịp cứng lại.
Có một loài nhện thực sự sống trong nước
Có một loài nhện có khả năng thích nghi để sống dưới nước hay còn được gọi là nhện “Diving Bell“. Những sợi lông mềm đặc biệt bao quanh cơ thể chúng theo hình dạng là những bong bóng khí giúp cung cấp oxy trong môi trường sống đặc biệt này.
Nhện cũng là một kẻ ăn chay
Nhện Bagheera Kiplingi (Nhện Kipling) được phát hiện vào những năm 1800 , thức ăn chủ yếu của chúng là chồi cây keo và thực vật. Đôi khi loài nhện này cũng ăn ấu trùng. Nó cũng là loài nhện ăn chay duy nhất trên thế giới.
Nhện sẽ ăn lại những tơ nhện cũ của mình
Khi tơ nhện không còn đủ độ kết dính hoặc trở nên quá bẩn, những con nhện thường ăn luôn nó và sử dụng các chất dinh dưỡng từ tơ cũ để tạo ra một mạng nhện mới. Bạn thấy không ? Những con nhện sẽ tái chế chúng … theo cách của riêng của mình.
Nam Cực không có nhện.
Nam Cực là nơi không có loài nhện sinh sống. Chỉ đơn giản đây là nơi có khí hậu cực kỳ lạnh đến nỗi chúng không thể thực hiện được các quá trình trao đổi chất thông thường.
Nhện độc cắn sẽ như thế nào?
Tuy nhiên bạn vẫn nên biết một số loài nhện với cú cắn mang theo nọc độc vô cùng nguy hiểm đến tính mạng.
Nhện lưng đỏ ở Úc có nọc độc gây hại thần kinh cho con người trong 24 giờ. Nhện góa phụ đen nổi tiếng với cú cắn kịch độc, ảnh hưởng tới hệ thần kinh tương đối mạnh, tuy nhiên khó có thể khiến con người tử vong.
Nhện túi vàng khi cắn lại khiến vết thương bị nhiễm trùng, dẫn tới nhiễm trùng máu và hoại tử. Nhện đen lớn Tarantula tại rừng mưa nhiệt đới sẽ khiến con người rơi vào trạng thái hôn mê ngay lập tức. Nhện cát 6 mắt sẽ khiến đông máu cục bộ và hoại tử vết thương.