Số 7: Bọ cạp phun độc đuôi dày Nam Phi (Parabuthus transvaalicus)
Đây là một trong những loài lớn nhất trong họ Buthidae với chiều dài lên tới 15cm. Sở dĩ chúng có tên như vậy vì chúng luôn phun chất độc về phía đối thủ hoặc con mồi trước khi tấn công bằng đuôi.
Đây là loài bò cạp có nọc độc nhất Nam Phi. Với liều chết là 4,25 mg / kg, nọc độc của nó có độc lực giống như xianua. Nói chung một người lớn khỏe mạnh thì xui xẻo lắm mới tử vong vì vết cắn của con bọ cạp này (tỷ lệ tử vong dưới 1%). Triệu chứng thường là đổ mồ hôi và đau nhức dữ dội, chảy nước dãi, co giật cơ bắp, loạn nhịp tim có thể xảy ra trong một phần ba trường hợp.
Số 6: Bọ cạp đuôi béo Bắc Phi (Androctonus australis)
Loài này phân bố ở Bắc Phi, Somalia, Trung Đông, Pakistan và Ấn Độ, Tên Latin cho nhóm bọ cạp này là Androctonus, nghĩa là "kẻ giết người". Chúng đã gây ra một số ca tử vong hàng năm trên khắp các vùng khô cằn của Bắc Phi và Đông Nam Á.
Trớ trêu thay đây chính là 1 trong 2 loại phổ biến được nuôi như thú cưng và có mặt trong các giao dịch mua bán của những người đam mê sinh vật này.
Với cái đuôi béo ú nhưng mạnh mẽ, loài bọ cạp này có thể tấn công kẻ thù và con mồi với độc chất thần kinh mạnh nhất trong các loài bò cạp. Nó có thể ảnh hưởng mạnh đến thần kinh trung tâm, gây tê liệt và nặng hơn là suy hô hấp dẫn đến tử vong.
Số 5: Bọ cạp Bark Arizona (Centruroides exilicauda)
Đây cũng là loài bò cạp duy nhất ở Mỹ có khả năng gây chết người (khá hiếm). Loài này có kích thước nhỏ hơn các anh em của nó với chiều dài ngắn hơn 3 inch (7.5cm). Và nó được tìm thấy trong sa mạc của Arizona (và California và Utah).
Trong những năm 1980, hơn 800 ca đã tử vong tại Mexico bởi loài này. Nếu không được điều trị, tỷ lệ tử vong do chích là từ 1 đến 25% tùy thuộc vào độ tuổi của nạn nhân và sức khỏe nói.
Số 4: Bọ cạp đuôi béo Ả Rập (Androctonus crassicauda)
Loài này có màu đen nâu và có họ hàng gần với loại Bọ cạp đuôi béo Bắc Phi (Vàng) và chúng chỉ khác nhau ở màu sắc. Như tên gọi, loài này được tìm thấy trên khắp Ả Rập và vùng lân cận như Ả Rập Saudi, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Phi...Với tính khí khá là hung hăng và độc lực mạnh, nó tấn công một loạt các con mồi từ côn trùng nhỏ đến cả các loài nhện, thằn lằn và động vật gặm nhấm nhỏ.
Số 3: Bọ cạp vàng Brasil (Tityus serrulatus)
Chúng có màu vàng đặc trưng và là loài bọ cạp nguy hiểm nhất vùng Nam Mỹ. Mặc dù chúng sử dụng khá tiết kiệm nọc độc của mình nhưng hàng năm vẫn có nhiều trường hợp đau lòng xảy ra cho người dân bản địa lẫn du khách.
Là một trong những loài bọ cạp độc gây tử vong cho con người nhiều nhất ở Brasil. Nọc độc của nó có thể gây ra tình trạng nặng nề bao gồm viêm tụy, nhất là trẻ nhỏ, người già và ốm yếu thậm chí có thể gây tử vong do suy hô hấp, suy tim. Độc tố của loài này là độc tố phá hủy hồng cầu và gây co thắt ở tim kết hợp với tràn dịch ở phổi tạo ra hiện tượng phù phổi.
Số 2: Tử Thần Sa mạc Deathstalker (Leiurus quinquestriatus)
Kích thước khá nhỏ chỉ 58mm và là Kẻ rình rập cái chết. Chúng phân bố trên khắp Bắc Phi và Trung Đông. Dù cho kích thước nhỏ bé nhưng chúng mang theo trong mình vũ khí cực kỳ đau đớn khi chứa đựng lượng độc tố thần kinh mạnh mẽ (độc tố chlorotoxin) và cả độc tố tim mạch.
Deathstalker là một trong số rất ít bọ cạp gây nguy hiểm nghiêm trọng cho người lớn khỏe mạnh. Thế nhưng hầu hết người trưởng thành khoẻ mạnh có thể sống sót khi bị chích phải, một phần là do chúng ta may mắn có được đáp ứng kháng độc bẩm sinh.
Số 1: Bọ cạp đỏ Ấn Độ (Hottentotta Tamulus)
Màu đỏ là một trong những màu sắc cảnh báo của thiên nhiên và bọ cạp đỏ Ấn Độ cũng không ngoại lệ. Phân bố ở Đông Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka và Nepal loài bọ cạp này săn mồi vào ban đêm ăn côn trùng và thậm chí là các loại thằn lằn nhỏ hoặc gặm nhấm.
Được xem là loài bọ cạp nguy hiểm nhất thế giới do chúng có độc tố mạnh. Chúng có kích thước nhỏ khoảng 50–90 mm nên rất khó phát hiện. Loài này giết chết khoảng 50 - 80 người hàng năm. Tỉ lệ tử vong ở mức cao 8-40% theo thể trạng và độ tuổi.
Sau khi bị chích, các triệu chứng nặng như đau dữ dội, ra mồ hôi, nôn mửa, khó thở. Nguy hiểm nhất chính là ảnh hưởng đến tim và hô hấp, gây tràn dịch màn phổi và tử vong nhanh chóng.
Cách sơ cứu khi bị bò cạp cắn
Đầu tiên, bạn cần rửa sạch vết thương, sát trùng tại vết cắn bằng Povidine 10% hoặc cồn 70 độ. Tiếp theo, chườm lạnh để giảm sưng. Dùng thuốc giảm đau như aspirin, parocetamol,…và thuốc kháng histamin H1 làm dịu như phenergan, chlorpheniram, diphenhydramin. Đôi khi phải dùng tới corticosteroid, dapson để cải thiện tổn thương da.