Tại sao gấu cần ngủ đông?
Giấc ngủ đông của gấu phục vụ chỉ một mục đích: tránh mùa đông rét mướt, trốn từng đợt gió lạnh len qua cành cây trụi lá.
Đa số cơ chế ngủ đông là làm chậm nhịp thở, giảm tốc độ đập của tim, hạn chế hoạt động của cơ chế trao đổi chất. Những thay đổi như vậy có thể khiến cơ thể bị tổn thương, nhưng bù lại, có thể sống qua được mùa đông mà chắc chắn nếu không ngủ, chúng sẽ chết.
Dù cộng động khoa học đã từ lâu tranh cãi xem gấu có phải là loài ngủ đông thực thụ không – bởi chúng không thể đưa nhiệt độ cơ thể xuống mức hoặc dưới mức đông lạnh được, nhưng trạng thái ngủ đông của gấu vẫn luôn là cơ chế cực kì đáng kinh ngạc.
Con cái có thể sinh con, cho con bú ngay trong khi ngủ đông
"Vẫn nhiều tranh cãi lắm", Marcella Kelly, nhà sinh vật học từ Viện Công nghệ Virginia, chuyên viên tại Trung tâm Nghiên cứu Gấu Đen nói. "Thế nhưng tôi cũng chẳng quan tâm xem tranh cãi những gì. Vì bản chất việc con gấu ngủ đông đã là quá kì diệu: chúng không ăn uống gì trong suốt vài tháng trời, và con cái có thể sinh con, cho con bú ngay trong khi ngủ đông".
Sâu trong hang tối hay bất kì cái "giường" ngủ đông nào, con gấu trải qua một sức ép sinh lý học có thể giết chết bất kì cá thể người nào. Ví dụ như con gấu đen: Tháng Mười Một, nhịp tim của chúng có thể xuống còn 50 nhịp/phút; đến tháng Giêng, nhịp tim sẽ còn xuống thấp hơn thế, có tài liệu ghi lại rằng chỉ 10 nhịp/phút.
Đó mới là nhịp tim. Khoảng tháng Mười Một, nhịp thở của gấu rơi vào khoảng 50 nhịp/phút. Vào lúc lạnh nhất của mùa đông, nhịp thở giảm xuống cực sâu, chỉ còn 4-5 lần/phút. Toàn bộ hoạt động cơ thể của gấu dừng lại, thế mà khi xuân đến, chúng tỉnh dậy và cơ thể vẫn vẹn nguyên.
Trước cả khi gấu ngủ đông, chúng cũng đã hoàn thành được một kì tích sinh học khác: gấu béo lên đến mức nguy hiểm, con người mà mà béo tới mức đó, cơ thể sẽ bị thương tổn không phục hồi được. "Con người không thể béo lên như vậy được, béo như thế tương đương với ăn liên tục để bị tiểu đường type 2 luôn", cô Kelly nói. "Tôi nghĩ đó là một thành tựu tuyệt vời".
Các nhà khoa học đang nghiên cứu ở mức tế bào xem làm thế nào mà con gấu có thể béo lên được mức đó mà không bị tổn thương.
Loài gấu ngủ đông 3 tới 6 tháng, vậy chúng đi vệ sinh vào lúc nào?
Hầu hết các loài động vật có vú ngủ đông đều có giai đoạn tỉnh giấc, có thể hàng tuần hoặc hàng tháng, tùy từng loài. Trong những giai đoạn này chúng co duỗi cơ thể cho đỡ mỏi, đi lại loanh quanh, đôi khi còn đi tiểu và phóng uế.
Mặc dù những loài ngủ đông không ăn uống gì, nhưng đôi khi chúng lại phóng uế và đi tiểu lúc đang ngủ đông (do quá trình trao đổi chất lượng mỡ lưu trữ cũng tạo ra chất thải), nhưng chúng chỉ thải ra một lượng cực nhỏ.
Trên thực tế, những chú gấu ngủ đông lại có thể ngủ qua cả mùa đông mà không cần đi vệ sinh.
Trong khi gấu không phải là những kẻ ngủ đông nghiêm túc nhất (vì chúng không ngủ sâu hoặc giảm nhiệt độ cơ thể xuống như nhiều loài khác khi ngủ đông), nhưng rất ít loài có thể nhịn lâu như gấu.
Sóc đất Bắc Cực là loài động vật có vú trong họ sóc, bộ gặm nhấm. Kỳ ngủ đông của chúng thường kéo dài 8 tháng, dài nhất so với các loài động vật khác.
Những loài động vật nào có hiện tượng ngủ đông?
Một số loài động vật có hiện tượng ngủ đông là chuột, dơi, sóc, rắn, ếch nhái... Có nhà khoa học nghĩ rằng chim ngạn cũng ngủ đông, nhưng một loài chim hiếm thấy là Poorwill là có hiện tượng ngủ đông.
Động vật sống ở dưới nước có thể ngủ đông ở dưới nước hoặc ở trên cạn. Rùa tai đỏ ngủ đông ở dưới nước bằng cách vùi cơ thể chúng vào bùn ở dưới đáy ao. Con sa giông có thể ngủ đông trên cạn hoặc dưới nước.
Trong thế kỷ 20 có sự ra đời của hai kết luận là cá mập sống ở dưới đáy biển và nó có ngủ đông. Dụng cụ theo dõi đã được cài vào 20 con cá mập vào năm 2002 để chứng thực giả thuyết này.
Video gấu xám chui ra từ tuyết sau khi ngủ đông: