Y... sĩ

Y... sĩ
TP - PGS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, nhấn mạnh quan điểm sau đây của ngành y tế đối với bệnh lạ mà Bộ Y tế gọi là “hội chứng viêm da dày sừng bàn tay bàn chân”.

> Bệnh 'lạ' ở Quảng Ngãi: “Đừng đem dân ra thí nghiệm”

Đấy là ưu tiên một “giảm tử vong”, ưu tiên hai “giảm mắc”, và ưu tiên ba “điều tra căn nguyên”.

Không ai phủ nhận nguyên tắc kinh điển ấy trong y văn thế giới. Có điều, khi áp dụng nguyên tắc mà tình hình chưa thấy khả quan thì lẽ tự nhiên phải xem lại những gì mình đã làm chứ.

Tại cuộc họp báo chiều qua ở Hà Nội, Bộ Y tế không cho biết áp dụng nguyên tắc kia từ bao giờ. Nếu áp dụng ngay từ khi ghi nhận được ca bệnh đầu tiên ngày 19-4-2011, tại sao đến giờ cả số tử vong và số mắc không giảm mà còn tăng? Không thấy ai trả lời.

Tại huyện Ba Tơ, theo thông cáo báo chí, trong tổng số mắc tích lũy 205 ca tính đến ngày 13-5-2012 thì 115 ca phát hiện từ đầu năm 2012. Trong số 10 ca tử vong, từ đầu năm đã có chín ca. Và hiện vẫn có 33 ca mắc trong đó một ca nặng.

Thực tiễn đó cho thấy chiến lược đối phó với bệnh lạ là có vấn đề bất chấp phác đồ điều trị được được điều chỉnh tới ba lần kể từ đầu năm 2012.

Để giảm nguy cơ tù mù của phác đồ phòng chống, để thực sự góp phần giảm số chết và số mắc, sao không đầu tư hơn nữa cho ưu tiên ba là “điều tra căn nguyên” dẫu biết cuộc truy tìm không hề dễ?

Thế nào là đầu tư hơn nữa? Tại sao Bộ Y tế không kiến nghị Chính phủ huy động tối đa sức mạnh của các hệ thống khoa học kỹ thuật cả nước ngoài ngành y tế vào cuộc?

Bà Đặng Thị Phượng, Giám đốc Trung tâm Y tế Huyện Ba Tơ, phản biện, giả sử các cơ quan nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp có thể hỗ trợ truy tìm nhanh hơn các yếu tố nguy cơ liên quan đến thổ nhưỡng chẳng hạn, sao họ không chủ động vào cuộc mà phải chờ mời.

Nhưng bà lại quên câu cảnh báo ngay trước đó của ông Nguyễn Thanh Long rằng “Bộ Y tế được Chính phủ giao quản lý nhà nước về phòng và điều trị bệnh”. Điều đó có nghĩa không phải ai muốn hoặc tự ý vào cuộc là được nếu Bộ Y tế không lên tiếng đề nghị.

Ông Long còn lập luận Bộ Y tế không độc quyền truy tìm nguyên nhân bệnh lạ bằng việc khẳng định có phối hợp với các tổ chức y tế và phòng thí nghiệm của… nước ngoài.

Nhưng khi đại diện của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến dự họp báo, ông lại yêu cầu nhà báo không được… phỏng vấn. Sao vậy cà?

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Các nhà hoạt động biểu tình tại hội nghị khí hậu COP29 ở Azerbaijan ngày 23/11. (Ảnh: AP)
Nhiều nước bất bình với quỹ khí hậu 300 tỷ USD
TPO - Hội nghị về khí hậu của Liên Hợp Quốc vừa thông qua một thỏa thuận cung cấp ít nhất 300 tỷ USD hằng năm cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của nhân loại và giúp các quốc gia đang phát triển đối phó với sự tàn phá của thiên tai do nhiệt độ toàn cầu nóng lên.