Rà soát số lượng thứ trưởng tại các Bộ

Rà soát số lượng thứ trưởng tại các Bộ
TPO-Tại buổi họp báo Chính phủ chiều 29/9, Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam khẳng định, Chính phủ chỉ đạo rà soát số thứ trưởng ở các Bộ, khi nhiều Bộ vượt quá 4 Thứ trưởng như quy định của nghị định 36/2012.

> Thủ tướng bổ nhiệm 2 Thứ trưởng

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam. Ảnh: Công Khanh
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam. Ảnh: Công Khanh.

Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, tuyệt đại đa số các Bộ đều có số Thứ trưởng nhiều hơn quy định tại Nghị định, kể cả cấp phó của tổng cục, cục trực thuộc đều có tình trạng quá nhiều. do chúng ta tiến hành sắp xếp lại các Bộ, hoàn thiện các Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Đơn cử, tại Văn phòng Chính phủ có 6 Phó Chủ nhiệm.

Chính phủ yêu cầu tất cả các Bộ báo cáo tình hình công việc của Bộ mình, kiến nghị số lượng Thứ trưởng cần thiết phải có để đảm bảo chức năng Bộ mình. Bộ Nội vụ đã tổng hợp, đang nghiên cứu để đề xuất phương án, mỗi Bộ cần bao nhiêu Thứ trưởng.

Chính phủ chỉ đạo sẽ xem xét, rà soát số lượng Thứ trưởng ở các Bộ để tùy từng Bộ, có số lượng Thứ trưởng tối thiểu cần thiết chứ không thể máy móc chỉ có 3 hay 4, tinh thần chung ở mức tối thiểu.

"Quản lý không tốt"

Đài Truyền hình Việt Nam: Trong vài tháng trở lại đây, trên thị trường Việt Nam không còn sản phẩm sữa cho trẻ dưới 6 tuổi, là điều bất thường của thị trường. Chính phủ có thanh tra thị trường sữa hay không và nếu phát hiện hành vi thao túng giá thì xử lý thế nào?

Tôi đã trực tiếp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu các bộ Y Tế, Tài Chính báo cáo ngay và tìm giải pháp. Rõ ràng, đây là việc quản lý không tốt, còn chuyện xử lý như thế nào, các cơ quan chức năng sẽ làm.

Văn phòng Chính phủ cũng có văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng, yêu cầu Bộ Y tế trước ngày 5/10 phải ban hành danh mục sữa và sản phẩm từ sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định của Luật Giá. Dựa trên danh mục đó, Bộ Tài chính phải kiểm tra chặt, trên tinh thần không để cho những sản phẩm rất cần cho trẻ em lại bị “làm giá”.

Nới trần bội chi ngân sách

Thời báo Kinh tế Sài Gòn: Thông tin Chính phủ đang chuẩn bị đề nghị Quốc hội nới trần bội chi ngân sách từ 4,8% lên 5,3% có đúng không. Nếu đúng thì lộ trình nới trần bội chi sẽ như thế nào trong bối cảnh thu ngân sách đang diễn biến không như mong muốn?

Thông tin này là đúng. Lý do là yêu cầu đầu tư rất lớn. Từ Hà Nội, TPHCM đến vùng sâu, vùng xa nhất, đều có nhu cầu đầu tư từ điện, đường, trường trạm, rồi đến nước, xử lý rác thải… Trong khi, lương vẫn phải tăng, đầu tư an sinh xã hội vẫn phải tăng. Trước đây, thu 100 đồng, chúng ta đầu tư tới trên 30 đồng, thậm chí 40 đồng; bây giờ rút dần xuống còn 19 đồng, dù yêu cầu đầu tư thì rất lớn.

Về việc kêu gọi các thành phần kinh tế khác (ngoài Nhà nước) đầu tư để bớt ngân sách, kêu gọi rất nhiều nhưng vào rất khó. Bởi vì, xã hội hóa làm đường giao thông, bệnh viện, trường học đều có những khó khăn khác nhau, như vốn, sức chi trả của người dân. Vì thế, muốn phát triển được thì vẫn phải giữ mức đầu tư nhất định từ ngân sách Nhà nước.

Trong bối cảnh đó, cứ bội chi 1% GDP thì tương đương khoảng 40.000 tỷ đồng. Năm nay, chúng ta bội chi 4,8%. Tính ra, kế hoạch năm nay tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của chúng ta là 185.000 tỷ đồng, cộng với 45.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ (số tròn) và một số khoản khác khoảng 230.000 tỷ đồng.

Khi trình Quốc hội nâng mức bội chi ngân sách từ 4,8% lên 5,3%, Chính phủ đã tính đầy đủ để đảm bảo mức trần nợ công. Sử dụng nguồn vốn ấy tiết kiệm hay không thì không chỉ việc nâng lên 5,3% mới quan tâm, mà kể cả không bội chi cũng phải quan tâm đến hiệu quả đầu tư.

Tiết kiệm

Vietnamnet: Về tình trạng trụ sở của các tỉnh được xây rất to và lãng phí, trong năm tới khi thắt chặt đầu tư công, những hạng mục như vậy có bị cắt hay không?

Chính phủ có nhiều quy định về tiêu chuẩn, tiêu chí của cơ quan công quyền. Tại nước ta, do quy hoạch, định mức hoặc nhiều lý do, có hiện tượng cứ xây sau 10, 15 năm lại không dùng được nữa.

Chính phủ sẽ tiếp thu ý kiến nhân dân, từ các nhà khoa học để có phương án để các công trình đều làm một lần nhưng có giá trị lâu dài, đó chính là một biện pháp tiết kiệm. Tuy nhiên, trong khi kinh phí hạn hẹp, chúng ta phải chọn lựa làm những việc thật sự cần thiết mới làm.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
TPHCM 24/7: Chi Dân, An Tây xin lỗi muộn màng; Bắt 'Trưởng phòng chiến tranh' của tổ chức khủng bố
TPHCM 24/7: Chi Dân, An Tây xin lỗi muộn màng; Bắt 'Trưởng phòng chiến tranh' của tổ chức khủng bố
TPO - Chi Dân, An Tây và 'cô tiên' Trúc Phương bị bắt; TPHCM rà soát, xử lý cán bộ dùng chứng chỉ 'Cambridge International'; Bắt 'Trưởng phòng chiến tranh' của tổ chức khủng bố 'Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời'; TPHCM sắp thử nghiệm máy bay không người lái 100 km/h,... là những tin tức đáng chú ý tại TPHCM tuần qua.