Phải đề phòng quyền lực quá tập trung vào một người

Phải đề phòng quyền lực quá tập trung vào một người
TPO-Đó là ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi trả lời câu hỏi của cử tri về việc hơp nhất hai chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm,Hà Nội ngày 28/9.

> Chưa đủ sức sát thương 'giặc nội xâm' tham nhũng

Không kiểm soát quyền lực dễ sinh hư hỏng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, ngày 28/9.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, ngày 28/9.. Ảnh: Công Khanh

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết cơ chế Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước được bàn thảo nhiều nhiệm kỳ. Nhưng ở nước ta, vấn đề này do Đảng phân công, cơ chế lãnh đạo tập thể, phân công trách nhiệm cá nhân. Chủ tịch nước là một thiết chế nhà nước chứ không phải cá nhân con người cụ thể. Tùy từng giai đoạn, ai có thể kiêm, hay không kiêm sẽ do T.Ư Đảng phân công. Đó là việc nội bộ không nên quy định cứng vào Hiến pháp.

“Cũng phải nói thật, phải đề phòng một trường hợp quyền lực quá tập trung vào một người. Nếu người tốt là phúc cho dân tộc, nếu chẳng may tính toán không kỹ là cái họa”, Tổng Bí thư chia sẻ.

Vấn đề có thành lập Hội đồng Hiến pháp hay không? Tổng Bí thư khẳng định việc thành lập hội đồng để bảo vệ pháp luật thì ai cũng tán thành, đã sinh ra quyền lực thì phải có cơ chế kiểm soát quyền lực. Các nước có tòa án hiến pháp, nhưng các nước là đa đảng. Chúng ta chỉ có một đảng lãnh đạo, hệ thống chính trị không tam quyền phân lập.

Quốc hội nước ta là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban pháp luật, Ủy ban tư pháp… đều tham gia giám sát về mặt luật pháp. Nếu lập ra cơ quan độc lập thì liệu có đứng trùm lên Quốc hội, còn nếu là một cơ quan trực thuộc Quốc hội thì không cần thiết, vì đã có rồi.

Không dấu diễm tham nhũng

Nói về vấn nạn tham nhũng, Tổng Bí thư nhận định đây là vấn đề ở chế độ nào, xã hội nào cũng có. Nhưng quan trọng phải phòng, chống cho tốt. Đồng thời cũng phải có hệ thống giải pháp toàn diện, cơ chế chính sách, luật pháp, để anh không dám tham nhũng, không thể tham nhũng, lúc đó mới thành công.

Tình hình chúng ta biết cả rồi, các bệnh tật đã nói cả rồi, không dấu diếm. Nhưng để bịt được vòi "con bạch tuộc tham nhũng" phải đồng lòng, đồng sức.  Nhân dân cũng phải đồng tình giám sát, dũng cảm đấu tranh dù rất gian khổ. Tổng Bí thư chia sẻ.

Chống tham nhũng là vấn đề lâu dài, chúng ta phải đồng lòng nhất trí để làm. Nếu chỉ thấy một việc không làm được đã mất lòng tin thì rã lòng tin và không thể làm được, Tổng Bí thư nhắn nhủ.

Theo Viết
MỚI - NÓNG