Quy mô các vụ tham nhũng ngày càng lớn

Quy mô các vụ tham nhũng ngày càng lớn
TPO - Quy mô các vụ tham nhũng ngày càng lớn, thể hiện ở số đối tượng liên quan, lượng tài sản bị chiếm đoạt, xu hướng hình thành tổ chức phạm trong các khu vực, lĩnh vực kinh tế ngày càng tăng, tinh vi...

Quy mô các vụ tham nhũng ngày càng lớn

> Sớm xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng
> Kiến nghị sớm sửa Luật Đất đai

TPO - Quy mô các vụ tham nhũng ngày càng lớn, thể hiện ở số đối tượng liên quan, lượng tài sản bị chiếm đoạt, xu hướng hình thành tổ chức phạm trong các khu vực, lĩnh vực kinh tế ngày càng tăng, tinh vi...

Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết như vậy tại phiên giải trình về phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng thuộc trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước, do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức, sáng nay 18/7.

Quy mô các vụ tham nhũng ngày càng lớn ảnh 1

Theo Tổng thanh tra Chính phủ, đến nay, công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) đã có những chuyển biến tích cực, tham nhũng trên một số lĩnh vực đã từng bước được kiềm chế.

Tuy nhiên, tham nhũng vẫn phức tạp và nghiêm trọng.

Biểu hiện của tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp, diễn ra ở nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước, đặc biệt là một số lĩnh vực nhay cảm như: tín dụng ngân hàng, quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, đầu tư xây dựng cơ bản, lĩnh vực quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp.

Tổng giá trị tài sản bị tham nhũng, gây thiệt hại do tham nhũng được phát hiện trong năm 2009 là 700 tỷ đồng nhưng mới thu hồi được hơn 350 tỷ đồng; năm 2010 phát hiện số tài sản tham nhũng là 193 tỷ đồng, 516,8 ha đất, tuy nhiên mới chỉ thu hồi được 156,4 tỷ đồng và 432,1 ha đất, năm 2011 thu hồi được trên 300 tỷ đồng từ tham nhũng, năm 2012 lực lượng cảnh sát điều tra thu hồi, nộp ngân sách trên 410 tỷ đồng, cơ quan điều tra trong quân đội thu hồi nộp ngân sách 163 triệu đồng.

Cũng theo Tổng TTCP, năm 2009 ngành thanh tra đã phát hiện 150 vụ, 431 người có hành vi tham nhũng, năm 2012 phát hiện 89 vụ, 107 người có hành vi tham nhũng với số tài sản là hơn 104 tỷ đồng, kiến nghị xử lý 2 tập thể, 56 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 24 vụ, 42 người, xử lý trách nhiệm 20 người đứng đầu...

Theo Tổng thanh tra Chính phủ, việc phát hiện, xử lý tham nhũng thời gian qua có chuyển biến tích cực, công tác thanh kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử được tăng cường. "Tuy nhiên, số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện xử lý chưa phản ánh đúng tình hình tham nhũng đang diễn ra trong thực tế. Các vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện chủ yếu ở cấp cơ sở và thường là đối tượng trực tiếp thực hiện. Số vụ việc tham nhũng phát hiện và xử lý thông qua công tác thanh tra, kiểm tra còn ít.

Quy mô các vụ tham nhũng ngày càng lớn, thể hiện ở số đối tượng liên quan, lượng tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát, xu hướng liên kết, hình thành tổ chức phạm trong các khu vực, lĩnh vực kinh tế ngày càng tăng, tính chất ngày càng tinh vi, phức tạp, có sự móc nối, câu kết của nhiều loại đối tượng, với nhiều phương thức thủ đoạn che dấu hành vi phạm tội"- Tổng Thanh tra cho biết.

Khó phát hiện vì người tham nhũng có chức vụ

Lý giải việc ít phát hiện được hành vi tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước, Tổng thanh tra Chính phủ cho biết, đối tượng tham nhũng thường là những người có chức vụ, quyền hạn, trình độ, có khả năng che giấu hành vi vi phạm.

Nhiều trường hợp để chứng minh động cơ vụ lợi trong việc cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm còn khó khăn. Thậm chí, nhiều nơi người đứng đầu ngành, địa phương chưa thực sự tích cực chỉ đạo chống tham nhũng, việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu chưa nghiêm. Đặc biệt, trách nhiệm giải trình của người có chức vụ, quyền hạn chưa rõ ràng, công khai, minh bạch ở đơn vị còn hình thức, đối phó.

Trong khi đó, tại phiên giải trình, nhiều ĐBQH cho rằng các cơ quan chức năng chưa làm hết trách nhiệm, nhiều vụ việc sai phạm lớn nhưng thanh tra chỉ xử lý hành chính mà không chuyển cơ quan điều tra, và không được giám sát.

Đặc biệt, ĐB cũng tỏ ra nghi ngờ về két quả báo cáo của Bộ Nội vụ và Bộ TNMT cho biết không có vi phạm cụ thể trong lĩnh vực này, mặc dù cán bộ tài nguyên, đất đai...là những lĩnh vực rất nóng.

Nguyễn Tuấn

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Ưu tiên đầu tư bảo tồn biển để giữ gìn cho mai sau
Ưu tiên đầu tư bảo tồn biển để giữ gìn cho mai sau
TPO - Hệ thống các khu bảo tồn biển đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học, cung cấp nguồn lợi hải sản, cung cấp các dịch vụ quan trọng để phát triển kinh tế biển và là “cơ sở hạ tầng” tự nhiên chống đỡ thiên tai và biến đổi khí hậu. Đây cũng là yếu tố quan trọng gắn với công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.