Sớm xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng

Sớm xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng
TP - Sáng 17/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) đã họp phiên thứ ba. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.

> Nhiều án treo tham nhũng sẽ phản cảm
> Án 'treo' tham nhũng nhiều do đâu?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên họp. Anh: Trí dũng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên họp. Anh: Trí dũng.

Tại phiên họp này, Ban Chỉ đạo kiểm điểm, đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm, bàn nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2013; cho ý kiến triển khai thực hiện Kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; cho ý kiến chỉ đạo xử lý về một số vụ án nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội quan tâm.

Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, năm 2012, đã có 370.650 người được công khai bản kê khai tài sản, thu nhập tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi thường xuyên công tác, 58 trường hợp vi phạm các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập bị xử lý kỷ luật. Vẫn còn 13 bộ, ngành ở Trung ương, địa phương chưa gửi báo cáo kết quả kê khai tài sản theo quy định.

Theo báo cáo của Viện KSND Tối cao, từ ngày 1/1 đến 31/5/2013, các cơ quan pháp luật đã khởi tố 116 vụ/266 bị can về tội danh tham nhũng, so với cùng kỳ năm 2012, giảm 15 vụ nhưng lại tăng 34 bị can. Viện Kiểm sát các cấp đã truy tố 138 vụ/366 bị can về tội danh tham nhũng. Tòa án các cấp đã xét xử theo thủ tục sơ thẩm 100 vụ/196 bị cáo về tội danh tham nhũng.

Trong quý III/2013, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN thành lập 7 Đoàn công tác do các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo làm Trưởng đoàn để kiểm tra, giám sát một số ngành và địa phương trên toàn quốc.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN thống nhất chọn 8 vụ án và 2 vụ việc tham nhũng và kinh tế có dấu hiệu tham nhũng, phức tạp, dư luận quan tâm vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi, chỉ đạo. Ban Chỉ đạo yêu cầu các cơ quan chức năng cần sớm đưa ra xét xử một số vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN giao Ban cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Giám định tư pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà các cơ quan tiến hành tố tụng đang gặp phải trong quá trình xử lý các vụ án tham nhũng, án kinh tế có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.

Không bưng Che thiếu sót khuyết điểm

Phát biểu kết luận Phiên họp, Tổng Bí thư nêu rõ: 6 tháng đầu năm 2013, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đã tiếp tục kế thừa, phát huy kinh nghiệm của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN khóa trước, triển khai các công việc nền nếp, bài bản. Việc xây dựng thể chế nhanh hơn, công tác phát hiện, xử lý tích cực hơn, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng đã có tác động tích cực, rõ rệt trong công tác PCTN.

Việc phát hiện, xử lý một số vụ án lớn có tác dụng răn đe, cảnh tỉnh. Hoạt động của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, hệ thống chính trị, các cơ quan báo chí tạo hiệu ứng tích cực trong công tác PCTN. Ý thức của các cấp các ngành trong công tác PCTN có chuyển biến tốt hơn. Tuy nhiên, công tác PCTN còn những hạn chế: Một số cấp, ngành chưa quan tâm chỉ đạo ráo riết, quyết liệt...

Tổng Bí thư lưu ý: Công tác PCTN còn nhiều việc phải làm, phải làm lâu dài, kiên trì, kiên quyết. Đây là cuộc đấu tranh gian nan, lâu dài, phức tạp, hết sức khó khăn, không thể chủ quan, bằng lòng được. Các cơ quan chức năng cần phải tiếp tục cố gắng, chú ý hơn công tác xây dựng thể chế. Công tác kiểm tra đôn đốc các khâu, các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm cần được quan tâm hơn.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, trong 6 tháng cuối năm, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện thể chế về PCTN theo Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI). Công tác tuyên truyền về PCTN cần được triển khai bài bản hơn, đúng mức, khách quan, không bưng che những thiếu sót khuyết điểm, tạo niềm tin trong nhân dân.

Phát hiện, xử lý tham nhũng:

Người đứng đầu - chưa ai bị xử lý trách nhiệm

Đây là nội dung Phiên giải trình tại Ủy ban Tư pháp của Quốc hội với nội dung “Việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng thuộc trách nhiệm của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước”, tổ chức sáng nay (18/7).

Theo báo cáo của Chính phủ, thời gian qua tham nhũng ngày càng tinh vi, diễn biến phức tạp. Trong khi mới đây, qua giám sát “việc thi hành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2006 - 2012”, UBTVQH nhận định “Nhiều văn bản qui phạm pháp luật chưa bảo đảm tính cụ thể, minh bạch”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
'Đãi cát tìm vàng' để thu thuế thương mại điện tử
'Đãi cát tìm vàng' để thu thuế thương mại điện tử
Mỗi kỳ kê khai, sàn thương mại điện tử (TMĐT) cung cấp thông tin của hàng triệu giao dịch, hàng trăm nghìn cá nhân, tổ chức kinh doanh. Từ khối dữ liệu khổng lồ này, cán bộ thuế phải phân tích, đưa ra mã số thuế của cá nhân, doanh nghiệp, chuyển tới cục thuế địa phương tìm hiểu, kiểm tra, yêu cầu nộp thuế. Quá trình phân tích dữ liệu được ví như “đãi cát tìm vàng” để chống thất thu thuế TMĐT.