Bão số 2 ảnh hưởng trực tiếp Quảng Ninh - Nam Định

Bão số 2 ảnh hưởng trực tiếp Quảng Ninh - Nam Định
TP - Tại cuộc họp ứng phó bão số 2 hôm qua, Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư yêu cầu các tỉnh Quảng Ninh đến Nam Định, tùy diễn biến của bão, chủ động lựa chọn thời điểm cấm biển, không cho tàu cá, tầu vận tải, tàu du lịch ra khơi; các tỉnh miền núi phía Bắc đề phòng lũ quét, sạt lở đất đá.

> Bão số 2 vào Vịnh Bắc bộ, giật cấp 11
> Bão số 2 hướng vào Quảng Ninh

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư, đến 16 giờ hôm qua, bão số 2 nằm trên khu vực đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 360 km về phía đông đông nam. Sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (từ 62 đến 88 km/h), giật cấp 10, cấp 11.

Dự báo, bão số 2 vẫn giữ cấp độ và di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, với tốc độ 15 km/h. Đến 16 giờ hôm nay (23/6), vị trí tâm bão trên khu vực vịnh Bắc bộ, cách bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 70 km về phía đông nam.

Do ảnh hưởng của bão, ở Vịnh Bắc bộ (gồm cả các huyện đảo Vân Đồn, Cát Hải, Bạch Long Vĩ) có gió mạnh cấp 6 -7, vùng gần tâm bão cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Biển động rất mạnh. Ở các tỉnh Bắc bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình từ đêm nay sẽ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Các tỉnh vùng núi cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất.

Tại cuộc họp ứng phó bão số 2 hôm qua, Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư yêu cầu các địa phương khẩn trương kêu gọi các tàu, thuyền đang hoạt động trong vịnh Bắc bộ, ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định vào nơi trú, tránh bão và có biện pháp đảm bảo an toàn cho các lồng bè, ao đầm nuôi trồng thủy sản, khu du lịch, cảng biển.

Các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định tùy theo diễn biến của bão, chủ động lựa chọn thời điểm cấm biển, không cho tàu cá, tầu vận tải, tàu du lịch ra khơi. Vùng nguy hiểm được xác định là vùng biển phía Bắc vĩ tuyến 17.

Theo Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, đến 16 giờ 30 hôm qua, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn, sắp xếp neo đậu cho 48.233 phương tiện, lồng bè/192.683 người.

Ngày 22/6, trước diễn biến phức tạp từ cơn bão số 2, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có công điện khẩn gửi các địa phương chủ động phòng chống bão. Mọi công tác phòng chống cơn bão sẽ đổ bộ đã được chuẩn bị sẵn sàng.

Tuy nhiên, chiều 22/6, tại khu vực bến Do thuộc vịnh Bái Tử Long, TP Cẩm Phả nơi có hàng trăm nhà bè đang chơi vơi trước bão. Ông Nguyễn Văn Cường, 46 tuổi quê Quảng Yên (Quảng Ninh) đang neo buộc chiếc nhà bè nuôi trồng thủy hải sản, cho biết, lo nhất bão mạnh cấp 8, 9 vì tất cả nhà bè chỉ chịu được gió như vậy. Hiện, gia đình bốn khẩu đã di chuyển vào đất liền.

Chiều 22/6, ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đi kiểm tra tại một số địa điểm xung yếu trên địa bàn TP Hạ Long, TP Cẩm Phả, huyện Vân Đồn. Ông Đặng Huy Hậu yêu cầu huyện Vân Đồn phải kiên quyết kêu gọi nhân dân trên các nhà bè, lồng bè nuôi trồng thủy sản phải vào bờ, chằng chống tàu thuyền, nhà bè chắc chắn và tuyệt đối không để người trên bè khi bão đổ bộ...

Còn 80 lao động chưa tránh trú an toàn

Đến 17h chiều 22/6, tại Thanh Hóa đã có gió và mưa rải rác. Toàn tỉnh này vẫn còn 20 phương tiện với 80 lao động đang hoạt động trên biển. Hiện, tất cả chủ của 20 phương tiện này đã nhận được thông tin về cơn bão, đang chủ động di chuyển khỏi vùng nguy hiểm hoặc tìm nơi trú tránh an toàn.

Chiều qua, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa đã liên lạc được với tổng số 6.047/6.067 tàu thuyền vào nơi tránh trú bão an toàn tại các cảng cá, âu thuyền trong tỉnh hoặc đã vào tránh trú bão tại các khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh và đảo Bạch Long Vĩ. Hoàng Lam

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Thiếu quê hương?

Thiếu quê hương?

TP - Có lẽ chưa khi nào chúng ta nói nhiều, nghĩ nhiều về quê hương đến thế. Khi công cuộc sáp nhập, mở rộng địa giới hành chính đang diễn ra vô cùng khẩn trương. Trong cuộc đổi dời kì vĩ ấy, sẽ có vô vàn những cuộc chia tay. Chia tay với những tên tỉnh tên huyện tên làng xã đã bao đời thấm đẫm thương yêu như máu thịt. Chia tay những tháng năm “một cõi bên trời” để “ta về với người”...
Thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tăng trưởng

TP - Thúc đẩy quyết liệt giải ngân đầu tư công, bơm vốn ra nền kinh tế… là những nhiệm vụ được Chính phủ nêu rõ và quyết liệt yêu cầu các bộ ngành, địa phương triển khai để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Sống với lằn ranh

Sống với lằn ranh

TP - Chưa bao giờ thế giới bội thực thông tin đến vậy. Đủ thứ điểm nóng, sự kiện, nhân vật, câu chuyện, chính sách, bước ngoặt... đầy kịch tính và bất ngờ. Không chỉ báo chí truyền thông, mà mọi nền tảng mạng xã hội dù đã bung ra hết cỡ nhưng có vẻ cũng không đeo bám hết được các loại trend ồ ạt xuất hiện mỗi ngày.
Nhập tỉnh

Nhập tỉnh

TP - Nhìn vào lịch sử nước Việt dày đặc những cuộc di dân, dời đô, đổi quốc hiệu cho tới tách/nhập các đạo, lộ, phủ, châu, tổng, trấn, cho tới hương xã, thôn ốc... Phù hợp với đòi hỏi lịch sử của mỗi thời kỳ, đầy hợp lý và uyển chuyển, để có được một đất nước toàn vẹn như ngày nay.
Xếp hàng thời AI

Xếp hàng thời AI

TP - Hà Nội giữa ngày mưa phùn, gió rét căm căm, từng đoàn người bỏ việc đổ xô đi xếp hàng xin đổi giấy phép lái xe (GPLX).
Không học thêm cũng tốt đẹp...

Không học thêm cũng tốt đẹp...

TP - Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm, học thêm, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, đọc kỹ thấy có sự đổi mới về hai chữ “tiền” và “quyền”. Cụ thể, nếu thông tư cũ số 17/2012/TT-BGDĐT năm 2012 cho phép thu tiền đối với dạy thêm trong nhà trường, thì thông tư mới này “cấm” thu tiền đối với dạy thêm trong trường. Đồng thời thu hẹp “quyền” của giáo viên, đó là không được ra ngoài dạy thêm học sinh chính khóa của mình, cũng không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài trường.
Còn đó nỗi lo

Còn đó nỗi lo

TP - Năm nay, giáo viên từ vùng khó đến vùng thuận lợi có thể hưởng trọn vẹn một cái Tết không ngậm ngùi. Bởi những chính sách dành cho nhà giáo ngày càng đảm bảo giáo viên có thể sống được bằng nghề.
Trọng dụng người tài

Trọng dụng người tài

TP - Trong sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ hiện nay, các quốc gia trên thế giới ngày càng cạnh tranh quyết liệt trong thu hút và trọng dụng nhân tài. Không một quốc gia nào trở nên hùng cường mà không thu hút và trọng dụng nhân tài.