Vứt thẻ bảo hiểm y tế của trẻ vào thùng rác

Vứt thẻ bảo hiểm y tế của trẻ vào thùng rác
Chủ tịch Hội phụ nữ khu phố 4, huyện Phú Quốc, Kiên Giang Đặng Thị Hà chỉ vì "giận cá chém thớt" đã thản nhiên cất giữ 140 thẻ BHYT không trả cho người dân, khi phát hiện ra thẻ hết hạn, bà Hà quăng cả đống thẻ vào sọt rác ở chợ.

Vứt thẻ bảo hiểm y tế của trẻ vào thùng rác

Chủ tịch Hội phụ nữ khu phố 4, huyện Phú Quốc, Kiên Giang Đặng Thị Hà chỉ vì "giận cá chém thớt" đã thản nhiên cất giữ 140 thẻ BHYT không trả cho người dân, khi phát hiện ra thẻ hết hạn, bà Hà quăng cả đống thẻ vào sọt rác ở chợ.

Chị Thuận và đứa con bị bệnh nhưng chưa bao giờ được khám
Chị Thuận và đứa con bị bệnh nhưng chưa bao giờ được khám.
 

Những mảnh đời khốn khó

Khu phố 4 Thị trấn Dương Đông- Phú Quốc-Kiên Giang là một khu phố lao động nghèo, nơi đây được mệnh danh là xóm Lò heo bởi dân cư sống nhờ vào thu nhập từ lò mổ heo cung cấp thịt cho các chợ trên đảo. a số bà con ở đây là dân lao động thời vụ, người thì nhặt rác, người thì chạy xe ôm, kẻ thì khuân vác…

Theo chân anh Đức- người cung cấp thông tin cho PLVN- chúng tôi đi sâu vào trong xóm để gặp những trẻ em nghèo bị bệnh nhưng không có BHYT nên không dám đến bệnh viện vì bố mẹ không có tiền.

Chị Đào Thị Bích Thuận- 31 tuổi, con là Đào Nguyễn Thúy Vy 5 tuổi, bị bệnh thiểu năng trí tuệ, gặp người lạ cháu khóc thét lên. Chị Thuận ôm con vào lòng tiếp chúng tôi: “Con bệnh, nhà nghèo, chống theo người khác, một mình nuôi con lo bữa sáng mất bữa tối …” - chị bỏ lửng câu nói.

Cháu Vy bị bệnh từ lúc mới sinh, nay đã 5 tuổi nhưng chưa một lần được ai khám và uống một viên thuốc nào bởi chị Thuận không có tiền.

Anh Nguyễn Quốc Khánh, hành nghề xe ôm, chỉ vào cháu gái con anh là Nguyễn Thị Mỹ Hoa -8 tuổi nói: “Từ 1-6 tuổi con tôi chưa một lần được thấy thẻ BHYT như thế nào. Mọi chi phí khám chữa bệnh của cháu tôi phải vay mượn sau đó trả dần bằng cách thồ hàng cho người ta ”.

Đặc biệt vợ chồng anh Võ Văn Tâm-Huỳnh Kim Hoa có con 4 tuổi là cháu Võ Huỳnh Khả Nhiên bị bệnh hiểm nghèo nhưng vì không có tiền, không dám đưa con vào bệnh viện, hai vợ chồng lo chạy gạo, tháng 2/2013 cháu Nhiên chết… Tất cả các cháu từ độ tuổi 1-6 trong xóm Lò heo này không có thẻ BHYT từ năm 2009 đến nay. Vì sao như vậy?

Vô cảm

Người có nhiệm vụ phát những thẻ BHYT ở khu phố 4 này là Chủ tịch Hội phụ nữ khu phố Đặng Thị Hà. Theo phản ánh của người dân ở đây, bà Hà có xích mích với một vài cá nhân trong khu phố nên ghét mà không phát thẻ BHYT cho con em họ.

Giận cá chém thớt, bà Hà cất giữ 140 thẻ BHYT trong tủ, khi phát hiện ra thẻ hết hạn, bà Hà quăng cả đống thẻ vào sọt rác ở chợ. Ngày 7/1/2013, người dân nhặt được số thẻ này và báo lên Ban nhân dân ấp.

Có 60 thẻ được ông Trần Minh Đức và bà Dương Thị Hoa làm bằng chứng lên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy huyện Phú Quốc (UBKT) khiếu nại. Ngày 9/1/2013, UBKT lập biên bản giữ lại 60 thẻ này; trong đó, có 16 thẻ còn hạn sử dụng đến hết năm 2015 nhưng chính quyền vẫn không phát những thẻ này cho các cháu, 80 thẻ còn lại được mang ra Ban nhân dân ấp kiểm tra và lập biên bản.

Sau khi lập biên bản, Ban nhân dân ấp cử hai đồng chí mang lên báo cáo vụ việc với UBND Thị trấn Dương Đông. Trong số 80 thẻ này thì còn bao nhiêu thẻ sử dụng được và UBND thị trấn Dương Đông có tổ chức phát cho các cháu hay không?

Ngày 10/5/2013, chúng tôi đến UBND thị trấn để làm rõ những bức xúc của người dân nhưng không được ai tiếp vì lý do: Lãnh đạo thị trấn bận họp và không có ai trực lãnh đạo để phát ngôn với báo chí.

Vụ việc 140 thẻ BHYT của trẻ em tại khu phố 4 được người dân phát hiện từ tháng 1/2013 đến nay đã 6 tháng nhưng chính quyền sở tại vẫn chưa có một câu trả lời hay động thái gì để khắc phục hậu quả cho người dân. Số thẻ BHYT này không được phát cho trẻ em nghèo xóm Lò heo, những thiệt hại của trẻ em nơi đây ai là người chịu trách nhiệm?

Hiện một số trẻ em của xóm Lò heo đang bị bệnh nhưng không được chữa trị miễn phí theo chính sách của Đảng và Nhà nước thì UBND thị trấn giải quyết như thế nào?

Có ai thống kê được từ năm 2009 đến nay và sau này nữa, những người dân lao động nghèo tại đây phải chi phí cho bệnh viện bao nhiêu tiền nữa mà đáng lẽ ra số tiền đó đã được Nhà nước miễn phí?

Hơn hết là chính sách nhân đạo chăm lo cho trẻ em của Đảng và Nhà nước đang bị chính quyền sở tại xem nhẹ một cách vô cảm trước những cháu bé con nhà nghèo đang bị bệnh…/.

Theo Ngọc Long
Pháp luật Việt Nam

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho rằng, hiện cấp trên phải “ôm” và làm thay việc cho cấp dưới quá nhiều, dẫn đến thừa cấp dưới mà thiếu cấp trên. Do đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là cách tốt nhất để giảm sự vụ cho cấp trên, để cấp trên lo việc lớn, còn cấp dưới chủ động giải quyết công việc theo thẩm quyền, tránh phải ngồi chờ xin ý kiến, khiến cơ hội trôi đi.