> Nêu cao trách nhiệm gương mẫu của người đứng đầu
> Kỳ họp thứ 5 và 'nhãn lực tinh tường' của Quốc hội
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII sẽ diễn ra trong vòng một tháng.. |
Kỳ họp sẽ diễn ra trong 1 tháng, nhiều nội dung thảo luận sẽ được truyền hình, phát thanh trực tiếp.
Trong thời gian đó, Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, thông qua 10 dự án luật, 1 Nghị quyết; cho ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và 7 dự án luật khác.
Các dự án luật và Nghị quyết sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua, gồm: Luật hòa giải cơ sở; Luật đất đai sửa đổi; Luật phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai; Luật phòng, chống khủng bố; Luật khoa học và công nghệ (sửa đổi); Luật giáo dục quốc phòng - an ninh; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật Doanh nghiệp và Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 203 của Quốc hội.
Các dự án luật sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến, gồm Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992; Luật Tiếp công dân; Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng; Luật đấu thầu (sửa đổi); Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi); Luật việc làm.
Kỳ họp thứ 5 sẽ dành 9 ngày truyền hình và phát thanh trực tiếp các nội dung được đông đảo nhân dân quan tâm như: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992; Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi...
Tại phiên khac mạc ngày mai, sau phần phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2013.
Tiếp đó là phần trình bày báo cáo thẩm tra các nội dung báo cáo của Chính phủ của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm sẽ trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri tại phiên khai mạc.
Tổng hợp từ báo cáo của các đoàn đại biểu Quốc hội cũng cho thấy, cử tri rất lo lắng về tình hình kinh tế khó khăn, doanh nghiệp phá sản, công nhân mất việc làm, trật tự xã hội phức tạp…
Dự kiến, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIII sẽ bế mạc vào ngày 22/6.