Thương lái Trung Quốc ‘núp’... thu mua cà gai?

Thương lái Trung Quốc ‘núp’... thu mua cà gai?
Người dân đang ồ ạt nhổ cà gai cả gốc lẫn ngọn để đem bán. Liệu thương lái Trung Quốc có phải là người đứng sau thu mua những thứ này?

Thương lái Trung Quốc ‘núp’... thu mua cà gai?

> Thương lái Trung Quốc mua đủ thứ lạ đời

> Thương lái Trung Quốc tàn sát cây quý đường biên 

Người dân đang ồ ạt nhổ cà gai cả gốc lẫn ngọn để đem bán. Liệu thương lái Trung Quốc có phải là người đứng sau thu mua những thứ này?

 Cà gai tươi được chặt nhỏ để phơi khô
Cà gai tươi được chặt nhỏ để phơi khô.
 

Ồ ạt nhổ cà gai bán cho thương lái

Mấy ngày gần đây, hàng trăm hộ dân ở Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) và một số vùng lân cận đã rủ nhau đi nhổ cây cà gai cả gốc lẫn ngọn để bán cho thương lái ở các tỉnh phía Bắc.

Mấy ngày đầu, thương lái thu mua 4.000 đồng/kg nhưng những ngày sau, do có nhiều người mang đến bán, giá đã giảm xuống còn 3.000 đồng/kg.

 Xe thu gom cà gai tươi để chở về cho thương lái
Xe thu gom cà gai tươi để chở về cho thương lái.
 

Một ngày, mỗi người dân đào được 40-50kg, với giá thu mua như hiện tại thì mỗi người có thể thu về khoảng 150.000 đồng/ngày. Đây là một mức thu nhập hấp dẫn với người dân nơi đây nên họ rủ nhau đi nhổ cà gai, khiến số lượng cà gai bị tận thu không ngừng tăng lên.

Theo chủ một điểm thu mua cà gai ở thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa, 4kg cà gai tươi sẽ phơi được 1kg khô. Lượng cây cà gai đã được thu mua tại đây ước tính khoảng 4 tấn khô.

 Một tổng đại lý thu gom cây cà gai
Một tổng đại lý thu gom cây cà gai.
 

Được biết, sau khu thu mua cà gai, các thương lái sẽ thuê người chặt nhỏ cây, mỗi đoạn khoảng 20cm rồi đem phơi khô; sau đó, dùng dụng cụ ép chặt lại thành khối để chở đi. Tuy nhiên, người dân chỉ biết mang cây đi bán chứ không biết được chính xác các thương lái chở cà gai đi đâu và dùng vào việc gì. Người dân truyền tai nhau rằng, cà gai được dùng làm thuốc chữa bệnh gan và thương lái sau khi gom hàng sẽ thuê xe chở sang Trung Quốc bán?

Tình trạng người dân ồ ạt nhổ cà gai bán cho thương lái không chỉ diễn ra ở Quảng Ngãi, mà nó còn là xuất hiện ở các vùng lân cận. Tại TP Tam Kỳ (Quảng Nam) cũng rộ lên tin đồn về cây cà gai có thể chữa được bệnh ung thư gan. Tin đồn xuất phát khi người dân thấy thương lái từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc tới địa phương thu mua cà gai với số lượng lớn. Thậm chí, nhiều tiểu thương bán thuốc lá ở các chợ còn đem chặt nhỏ và phơi khô bán cho người tiêu dùng kèm lời quảng cáo là vị thuốc chữa bệnh ung thư gan thần kỳ...

Ông Lê Đình Thành, Phó Chủ tịch UBND phường Phước Hòa (TP Tam Kỳ) cho biết, khoảng 2 tháng nay, tình trạng thu mua cây cà gai diễn ra rầm rộ trên địa bàn phường. Một vài gia đình đã làm đại lý thu mua cây cà gai cho đầu nậu người miền Bắc. Nhiều người dân đồn rằng cây cà gai leo chữa được bệnh ung thu.

Ai đứng sau?

Trước tình trạng thu mua cây cà gai diễn ra như vậy, một câu hỏi được đặt ra, liệu có phải thương lái Trung Quốc đứng sau việc thu mua này, mục đích của họ là gì và tác dụng thực sự của cây cà gai có như người ta đồn thổi.

Ông Lê Đình Thành cho biết: "Phường đang đề nghị các cơ quan đoàn thể nhanh chóng tuyên truyền về tác dụng của cây cà gai để người dân được biết, tránh tình trạng thu mua như hiện nay".

Còn nhớ, hồi đầu tháng 1/2013, công an huyện Năm Căn (Cà Mau) phát hiện thương lái Trung Quốc đội lốt khách du lịch để thu mua cua biển tại huyện này. Theo đó, qua theo dõi sổ ghi chép tạm trú tạm vắng của Công an huyện Năm Căn, có 7 người mang quốc tịch Trung Quốc là khách du lịch đăng ký tạm trú tại thị trấn Năm Căn.

 Thu gom cua biển ở thị trấn Năm Căn
Thu gom cua biển ở thị trấn Năm Căn.
 

Những người này ngấm ngầm giao dịch với các chủ vựa cua bản địa mà không có hợp đồng mua bán. Với kiểu làm ăn này, trong năm 2012, hàng chục chủ vựa cua ở thị trấn Năm Căn đã dính bẫy lừa của một nữ thương lái Trung Quốc, có tên thường gọi là A Kiều. Bà này cũng trong vai khách du lịch, đến Năm Căn, tạo uy tín buổi đầu qua việc chi trả tiền bạc sòng phẳng, sau đó mượn cớ đối tác thanh toán chậm, bà này đã nợ hàng chục tỷ đồng của chủ vựa và đã trốn khỏi địa phương. Vì các giao dịch mua cua không có hợp đồng nên ngành chức năng cũng khó có cơ sở để xử lý khi sự cố quỵt nợ xảy ra.

Cách đây không lâu, tại khu vực chợ ngã ba biên giới Apachải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, rộ lên việc tư thương Trung Quốc mua bán phân trâu khô. Khi được hỏi mua phân trâu khô về làm gì, các tư thương Trung Quốc đều có câu trả lời giống nhau là để bón cho cây trồng. Và việc thu mua này đã khiến những người dân nơi đây ồ ạt đi gom phân trâu bán cho thương lái.

Câu chuyện thương lái Trung Quốc nay mua thứ này, mai mua thứ khác đã diễn ra thường xuyên hơn và là một chủ đề từ làng quê ra thành thị. Dù mua bán công khai hay lén lút, đa số người dân cũng không rõ “Trung Quốc mua những thứ đó để làm gì”.

Càng ngày, danh sách những thứ lạ đời mà thương lái Trung Quốc tìm mua tại Việt Nam càng được nối dài. Họ đã mua không biết bao thứ từ sừng, móng trâu bò, ốc bươu vàng, gỗ sưa, dứa, dừa non, rễ sim, hoa ngâu, lá cây phong ba, hạt chè, xơ dừa đến đuôi trâu, phân trâu…

Hiện, chưa rõ thương lái thu mua cây cà gai leo với số lượng lớn như vậy để làm gì. Trong khi đó, nhiều người vẫn đổ xô đi chặt cây cà gai leo mọc hoang về bán hoặc tự chế biến theo các kiểu dân gian mách nhau để uống vì nghe đồn nó có tác dụng chữa bệnh ung thư gan. Vì vậy, rất cần sự vào cuộc kịp thời của các cấp, ngành liên quan.

Theo Diên Lệ
Kiến Thức

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
GDP tăng vượt mọi dự báo, dấu ấn những ‘siêu dự án’ năm 2024
GDP tăng vượt mọi dự báo, dấu ấn những ‘siêu dự án’ năm 2024
TPO - Cơn bão số 3 mạnh nhất 30 năm qua gây thiệt hại nặng nề cho miền Bắc nhưng không thể xóa sạch thành quả của nền kinh tế. Bằng chứng là tăng trưởng GDP bứt phá ấn tượng, tăng lương cao nhất từ trước tới nay, đại dự án về đích thần tốc, nhiều kỷ lục mới được thiết lập... Cùng Tiền Phong điểm lại những sự kiện kinh tế nổi bật nhất năm 2024.
CEO Acecook Việt Nam bị làm giả chữ ký
CEO Acecook Việt Nam bị làm giả chữ ký
TPO - Công ty CP Acecook Việt Nam cho biết, trên nhiều trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… lừa đảo bằng cách giả dạng thông tin tuyển dụng, làm giả cả chữ ký của tổng giám đốc trên thông tin tuyển dụng rồi đưa vào các trường đại học tuyển ứng viên. Đối tượng lừa đảo yêu cầu ứng viên nộp tiền tuyển dụng vào tài khoản, từ 150.000 - 300.000 đồng/người.