Tập hợp ý kiến tránh phiến diện, xuôi chiều

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu
TP - Sáng 7-3, bên lề Hội nghị góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do HĐND thành phố Hà Nội tổ chức, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã dành cho phóng viên Tiền Phong cuộc trao đổi về những góp ý vào Điều 4, về vai trò doanh nghiệp nhà nước, và những lưu ý đặc biệt khi tập hợp ý kiến nhân dân. Ông Uông Chu Lưu nói:

> Bảo đảm khách quan, trung thực trong tổng hợp ý kiến nhân dân
> Văn nghệ sĩ, nhà báo trẻ góp ý sửa đổi hiến pháp

Trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 chương về kinh tế, không nói rõ các thành phần kinh tế và vai trò các thành phần kinh tế mà chỉ khẳng định mô hình, tính chất của nền kinh tế.

Bây giờ chúng ta vẫn quán triệt chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nói đến kinh tế thị trường là một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.

Trong đó cũng khẳng định các thành phần kinh tế đều bình đẳng với nhau, cạnh tranh với nhau theo quy định của pháp luật. Khi đã nói bình đẳng cạnh tranh với nhau thì không nói là doanh nghiệp nhà nước hay kinh tế nhà nước hay các thành phần kinh tế khác như Hiến pháp năm 1992.

Nói như vậy không có nghĩa rằng mình phủ định hoặc phủ nhận vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Ở đây cần phân biệt rõ kinh tế nhà nước với doanh nghiệp nhà nước là hai khái niệm khác nhau.

Nhiều ý kiến cho rằng để tránh lạm quyền, cần phải có một đạo luật về hoạt động của Đảng. Ý kiến của ông về vấn đề này ra sao?

Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Đã nói đến lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội thì không có nghĩa rằng bây giờ phải có luật về Đảng giống như luật về Mặt trận, luật về Thanh niên, luật về Công đoàn.

Đảng lãnh đạo và hoạt động theo cương lĩnh, theo nghị quyết, điều lệ, quy chế và các quy định của Đảng. Nhưng đồng thời Đảng cũng tự xác định là Đảng hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật. Đảng không đứng trên pháp luật, không đứng ngoài pháp luật.

 Hiện nay Ủy ban chỉ đạo đề nghị với các tỉnh, thành phố phải in, sao chụp các tài liệu hướng dẫn, các dự thảo Hiến pháp cũng như bản Hiến pháp hiện hành để gửi đến từng hộ dân. Để mỗi người dân đều có điều kiện tiếp cận, nghiên cứu, tham gia ý kiến đóng góp vào đó. 

Cho nên ở đây có ý kiến cho rằng nhà nước lại làm luật cho Đảng là không phải. Trong Điều 4 Hiến pháp ghi rõ rằng “Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật” có nghĩa là ngoài các quy định của pháp luật ra, Đảng còn phải hoạt động theo cương lĩnh, điều lệ và các quy định của Đảng với tư cách tổ chức Đảng, với tư cách đảng viên. Ở đây không thể nói là có luật về Đảng là để bao quát hết tất cả được.

Thưa ông, khi tập hợp ý kiến của nhân dân tại địa phương góp ý vào Hiến pháp, có điều gì cần đặc biệt lưu ý?

Đây là vấn đề Ủy ban sửa đổi Hiến pháp rất quan tâm. Nói là chúng ta phải lấy ý kiến toàn dân và làm thế nào để người dân có thể tham gia được vào dự thảo thì đó là trách nhiệm của mỗi cấp ủy đảng, của chính quyền và mỗi đoàn thể.

Hiện nay Ủy ban chỉ đạo đề nghị với các tỉnh, thành phố phải in, sao chụp các tài liệu hướng dẫn, các dự thảo Hiến pháp cũng như bản Hiến pháp hiện hành để gửi đến từng hộ dân. Để mỗi người dân đều có điều kiện tiếp cận, nghiên cứu, tham gia ý kiến đóng góp vào đó.

Vấn đề đặt ra là tập hợp phản ánh ý kiến đó thế nào cho chính xác, khách quan, đầy đủ để tránh phiến diện, tránh xuôi chiều.

Ở đây phải phản ánh được cả ý kiến đồng thuận và chưa đồng thuận, kể cả những kiến nghị sửa đổi bổ sung vào những điều cụ thể để phản ánh với Ủy ban sửa đổi Hiến pháp. Ủy ban sửa đổi Hiến pháp sẽ tiếp thu đầy đủ, giải trình thấu đáo, chắt lọc tinh hoa để đưa vào Hiến pháp.

Minh Tuấn
thực hiện

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG