Bí thư Huyện ủy có 8 'sân sau': Tôi không bảo kê!

Bí thư Huyện ủy có 8 'sân sau': Tôi không bảo kê!
Lần đầu tiên, một Bí thư huyện ủy bị tạm đình chỉ chức vụ để làm rõ việc liên quan đến việc khai thác cát trái phép trên sông Tiền.

Bí thư Huyện ủy có 8 'sân sau': Tôi không bảo kê!

> Bí thư huyện điều hành 8 'sân sau' khai thác cát trái phép
> Khai thác cát, tan một làng bè

Lần đầu tiên, một Bí thư huyện ủy bị tạm đình chỉ chức vụ để làm rõ việc liên quan đến việc khai thác cát trái phép trên sông Tiền.

Khai thác cát trái phép là một trong những nguyên nhân gây sạt lở nhiều căn nhà ở xã Long Khánh A (huyện Hồng Ngự). Ảnh: VS
Khai thác cát trái phép là một trong những nguyên nhân gây sạt lở nhiều căn nhà ở xã Long Khánh A (huyện Hồng Ngự). Ảnh: VS.

Ngày 23-2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Đồng Tháp ra quyết định đình chỉ công tác một số chức vụ đối với ông Nguyễn Hồng Lâm, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Hồng Ngự, vì có dấu hiệu vi phạm các điều đảng viên không được làm.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, cơ quan kiểm tra đang làm rõ việc ông đánh bạc, mua xe Lexus và gỗ quý không rõ nguồn gốc, làm rõ dấu hiệu tham gia vào việc khai thác cát trái phép trên sông Tiền...

Ngày 25-2, ông Lâm đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với chúng tôi về những sai phạm mà cơ quan chức năng đang làm rõ.

“Không rõ đúng hay sai”

Phóng viên: Thưa ông, dư luận cho rằng ông bị đình chỉ một số chức vụ vì đã “bảo kê” cho việc khai thác cát trái phép. Ông có ý kiến gì về việc này?

Bí thư Huyện ủy có 8 'sân sau': Tôi không bảo kê! ảnh 2

Ông Nguyễn Hồng Lâm : Tôi bị đình chỉ chức vụ ủy viên Ban Chấp hành Huyện ủy, bí thư Đảng ủy huyện Hồng Ngự, bí thư Đảng ủy Quân sự huyện thời hạn 90 ngày. Hiện tôi còn giữ chức chủ tịch HĐND huyện và ủy viên Ban Chấp hành Tỉnh ủy. Tỉnh ủy cho rằng tôi có dấu hiệu vi phạm các điều đảng viên không được làm nên đình chỉ để kiểm tra. Tôi từng là người lính nên sai là tôi nhận, không vòng vo. Trước khi cơ quan kiểm tra kết luận tôi không dám có ý kiến nhưng tôi không “bảo kê” cho việc khai thác cát trái phép.

Nhưng tại Hồng Ngự có Công ty TNHH Ngự Bình hoạt động khai thác cát và dư luận cho rằng đây là công ty của Huyện ủy nên được “bảo kê”.

Công ty Ngự Bình thành lập khoảng năm 2000, trước khi tôi làm bí thư huyện. Ban đầu nó là HTX nhưng làm ăn lỗ lã, phải giải thể. Qua nhiều giai đoạn, nó mang tên là Ngự Bình. Tôi không rõ công ty này làm ăn với Huyện ủy Hồng Ngự cũ thế nào, chỉ nắm là sau khi công ty đóng thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng… thì mỗi năm phải nộp cho Huyện ủy 850 triệu đồng. Tôi cũng không rõ vì sao công ty khai thác cát, kinh doanh nhưng lại đóng tiền cho Huyện ủy? Đời bí thư trước làm vậy, khi tôi lên làm bí thư tôi cũng làm như vậy. Tôi cũng chẳng có vai trò gì trong công ty này.

Số tiền mà công ty nộp, hằng năm Huyện ủy có báo cáo về Văn phòng Tỉnh ủy và chi tiêu theo quy định. Tôi thấy 7-8 huyện, thị khác trong tỉnh Đồng Tháp cũng có công ty hoạt động và nộp tiền tương tự như Ngự Bình. Tôi cũng chẳng biết làm vậy là đúng hay sai nữa.

“Phạt nhiều, không “bảo kê””

Thực tế là vừa qua một số người của công ty này bị công an khởi tố và nhiều người cho rằng ông đã bao che cho Công ty Ngự Bình khai thác cát trái phép, ông nghĩ thế nào?

Công ty Ngự Bình có ba cần cẩu múc cát và một mỏ được cấp phép. Đến tháng 10-2011 thì hết phép, nghỉ. Lúc này UBND huyện Hồng Ngự mới báo cáo về tỉnh xin ý kiến gia hạn. Khoảng tháng 2-2012, do dân có nhu cầu sử dụng cát nên khi chưa được gia hạn thì Ban Thường vụ Huyện ủy Hồng Ngự có thống nhất cho Công ty Ngự Bình lấy ba cần múc đến chỗ mỏ cát cũ được cấp phép trước đó (cho Công ty Xây lắp-Vật liệu Xây dựng tỉnh Đồng Tháp) để khai thác và công ty phải nộp 30 triệu đồng/tháng cho Huyện ủy.

Đến tháng 8-2012 thì giấy phép gia hạn khai thác mỏ của Công ty Xây lắp-Vật liệu Xây dựng tỉnh Đồng Tháp được cấp lại, Công ty Ngự Bình chia lại giấy phép để khai thác. Tuy nhiên, khi đang khai thác thì bị bắt. Công an truy lại việc khai thác cát trong sáu tháng chưa có phép của Công ty Ngự Bình nên khởi tố giám đốc, phó giám đốc, kế toán và ba người khác.

Từ khi tôi về làm bí thư, tôi chỉ đạo bắt giữ và xử phạt hơn 100 trường hợp khai thác cát trái phép. Trong tỉnh Đồng Tháp và An Giang kế bên, có huyện nào xử lý nhiều trường hợp khai thác cát trái phép như Hồng Ngự không? Vậy tôi “bảo kê” thế nào được?

Dư luận cho rằng ông có cần cẩu cạp cát, em ruột ông cũng vậy?

Ông Nguyễn Hồng Lâm 53 tuổi, từng giữ chức huyện đội trưởng Huyện đội Hồng Ngự, chủ tịch UBND huyện Hồng Ngự. Năm 2005 làm phó bí thư thường trực Huyện ủy Hồng Ngự rồi bí thư từ năm 2009.

Còn chuyện mua xe Lexus, số là tôi nuôi cá basa bè trên sông Tiền từ khi còn làm bộ đội. Tôi nuôi tại huyện Hồng Ngự, sau đó tôi nuôi cá tra ao hầm ở nhiều nơi, cả chục hecta. Đến năm rồi (2012), thu hoạch cá tra tôi có bán cho chỗ công ty của bà Diệu Hiền ở Cần Thơ, bị công ty nợ gần 16 tỉ đồng, tôi tưởng số tiền này đã mất. Khi công ty trả dứt nợ, tôi mừng mới mua chiếc xe Lexus. Chiếc xe này do một Việt kiều Campuchia mua về theo chế độ. Khi qua cửa khẩu Dinh Bà họ có đóng thuế hải quan. Được người quen giới thiệu, vợ tôi mua nó với giá 3,2 tỉ đồng và đóng thuế trước bạ hết 320 triệu đồng.

Cơ quan chức năng cũng xác minh chuyện ông đánh bạc?

Những ngày nghỉ, tôi lên hầm cá ăn cơm với anh em. Trong lúc chờ cơm, có người rủ anh em mỗi thằng hùn vô 200.000 đồng, đánh bài tiến lên. Ai thắng sẽ lấy tiền đãi cả nhóm nhậu. Không ngờ tôi bị quay phim. Nghĩ lại tôi thấy mình sai, thay vì can ngăn lại hưởng ứng. Tôi đã làm tường trình đến Tỉnh ủy và có nhận hình thức kỷ luật rồi.

Chuyện gặp báo chí thế này, tôi rất ngại vì sợ tổ chức cho rằng tôi chủ động gặp báo để phân bua. Tôi chỉ mong tổ chức công tâm làm rõ. Có sai, tôi sẵn sàng chịu kỷ luật.

Xin cảm ơn ông.

Theo Vĩnh Sơn
Pháp luật TP.HCM

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG