Ông Hoàng Hữu Phước từng xin làm 'đặc sứ' của Saddam Hussein?

Ông Hoàng Hữu Phước từng xin làm 'đặc sứ' của Saddam Hussein?
Tại một vài trang trên blog của ông Hoàng Hữu Phước có chuyện gửi thư tự giới thiệu mình với ông Saddam Hussein để… tạo thế hợp tung chống Mỹ.

Ông Hoàng Hữu Phước từng xin làm 'đặc sứ' của Saddam Hussein?

Tác giả 'Tứ đại ngu' có dấu hiệu phạm luật hình sự
> Ông Hoàng Hữu Phước trần tình về 'Tứ đại ngu'
> Tướng Thước nói về tâm và tầm đại biểu Quốc hội

Bức ảnh được đăng trong bức thư
Bức ảnh được đăng trong bức thư "Kế Sách Liên Hoành".

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII đã nói với phóng viên: “Tôi đã từng nghe ĐB Hoàng Hữu Phước phát biểu về vấn đề xây dựng Luật Biểu tình trước đây, rồi đọc một vài trang trên blog của ông ấy, trong đó có chuyện gửi thư tự giới thiệu mình với ông Saddam Hussein để… tạo thế hợp tung chống Mỹ. Vì vậy, tôi không ngạc nhiên về bài viết của ông Phước công kích ĐB Dương Trung Quốc”. 

Chúng tôi đã lần tìm lại bức thư được cho là của ông Hoàng Hữu Phước gửi cố Tổng thống Iraq Saddam Hussein đăng từ thời điểm cuối năm 2010. Bức thư có tên: “Kế Sách Liên Hoành” đề tên tác giả là Lăng Tần Hoàng Hữu Phước.

Do bức thư có nhiều thông tin chưa được kiểm chứng và không chính thống nên chúng tôi chỉ xin trích dẫn một số đoạn liên quan đến ông Phước:

“Tôi từ năm 1990 đã gởi nhiều điện tín cho Saddam Hussein ở Baghdad và Đại Sứ Iraq ở Hà Nội để tư vấn kế sách Liên Hoành. (Hai nhân chứng cho những nỗ lực trong vô vọng của tôi gồm vợ tôi – người luôn than thở mỗi khi tôi lấy tiền trả tiền gởi điện tín khẩn cho Saddam Hussein tốn mỗi bức vài chỉ vàng do tôi viết rất dài và theo phong thái formal không viết tắt)…”

“Tôi Hiến Kế Liên Hoành Cho Saddam Hussein”

“Để thực hiện kế Liên Hoành, việc đầu tiên phải làm – nhưng khó trở thành hiện thực – là Saddam Hussein phải cử tôi làm Đặc Sứ Toàn Quyền Extraordinary and Plenipotentiary của Iraq để tôi có uy thế gặp Tổng Thống Mohammad Khatami và Chủ Tịch Kim Jong Il, dùng khả năng hùng biện để bảo đảm đạt được sự đồng thuận của các vị này.

Khi Saddam Hussein tạm lưu chưa cho rời Badghdad hàng trăm người Mỹ và Phương Tây, tôi gởi điện khẩn cho Saddam Hussein, nói ông cần nhớ là đang đương đầu với Bush và Blair là những người sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn bẩn thỉu để tiêu diệt ông và đất nước Iraq, nên nhất thiết phải lưu mấy trăm người đó lại bên trong khu vực Phủ Tổng Thống như những lá chắn sống ngăn chặn mưu đồ không kích tàn phá Baghdad.

Khi nghe tin Saddam Hussein quân tử thả hết con tin, tôi gởi bức điện tín cuối cùng cho ông, nội dung cầu Trời phù hộ ông.”

Bức ảnh này được kèm theo phía cuối bức thư (Petrotimes làm mờ một số thông tin ghi trên bức ảnh để tránh sự phiền toái nếu có với chủ nhân của các thông tin trên)
Bức ảnh này được kèm theo phía cuối bức thư (chúng tôi làm mờ một số thông tin ghi trên bức ảnh để tránh sự phiền toái nếu có với chủ nhân của các thông tin trên).
 

“Phúc phận của thế giới và của Mỹ lẽ ra đã có thể khác đi nếu Saddam Hussein chịu để Lăng Tần của Việt Nam làm đặc sứ đi du thuyết thực hiện kế sách Liên Hoành Iran-Iraq-Triều Tiên thì ông lẽ ra nay vẫn còn là Tổng Thống Iraq (đã không phải lên giảo đài ngày 30/12/2006). Mỹ lẽ ra nay vẫn còn là siêu cường quân sự (sự kiện 11/9/2001 đã không thể xảy ra) và siêu cường kinh tế (Mỹ đã không thể suy sụp dẫn đến đại suy thoái toàn cầu). Và Trung Quốc lẽ ra vẫn còn là cường quốc trung bình (đã không thể trở thành đại siêu cường kinh tế soán ngôi Nhật Bản 2010).”

“Saddam Hussein không nghe kế sách Liên Hoành của Lăng Tần nước Việt Nam”

“Đó là những gì tôi đã làm như hành động kinh bang tế thế trong tư vấn cho một lãnh đạo danh nhân nhằm xoay chuyển thời cuộc và đảo chiều cuộc diện chiến tranh nhằm duy trì vị thế chiến lược cân bằng ba chân vạc.”

“Vì Việt Nam, vì Hoa Kỳ, vì thế giới, tôi đã dồn tiền bạc và công sức tư vấn nhằm cứu Saddam Hussein. Tiếc là chân vạc phải gãy vì sự cực kỳ tự tin của Saddam. Âu cũng là thiên định.”

Sau bài viết “Tứ đại ngu” về Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, nhiều luồng ý kiến đã phản biện lại những quan điểm mang hàm ý xúc xiểm cá nhân của ông Hoàng Hữu Phước. Thêm tư liệu của người tự xưng là Lăng Tần Hoàng Hữu Phước này, Petrotimes mong đón nhận các ý kiến phản hồi của độc giả!

Phát biểu của ông Hoàng Hữu Phước trước Quốc hội về Luật biểu tình:

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (bên trái) và Đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (bên trái) và Đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước.
 

Có nên đưa Luật Biểu tình vào chương trình chuẩn bị xây dựng luật, pháp lệnh của nhiệm kỳ QH khóa 13 hay không là một trong những nội dung gây tranh cãi giữa các ĐBQH khi thảo luận tại nghị trường sáng 17/11/2011.

Trong dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ QH khóa 13, Ủy ban TVQH đề xuất đưa Luật Biểu tình vào chương trình chuẩn bị.

Bày tỏ chính kiến trước QH, ĐB Hoàng Hữu Phước đề nghị QH “loại bỏ Luật Lập hội và Luật Biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ khóa 13”.

Để thuyết phục cho đề xuất của mình, ĐB Phước dẫn lại hàng loạt sự kiện biểu tình ở nhiều nước trên thế giới và quả quyết “ngay từ khởi thủy và cho tới tận ngày nay, biểu tình là để chống lại chính phủ nước mình hoặc chống lại một chủ trương của chính phủ”. Từ góc nhìn này, ông Phước đặt vấn đề: “VN có cần cuộc biểu tình hay không?”.

Ông Phước từng so sánh: “Liệu cái gọi là quyền biểu tình ấy có lớn hơn quyền được kiếm sống của người dân, quyền được ra đời của con cái của người dân, quyền được sử dụng công lộ của người dân, quyền được mưu cầu hạnh phúc của người dân?

Dự án Luật Biểu tình đã tham vấn ý kiến, nguyện vọng của cử tri, công dân là người cao tuổi, cựu kháng chiến, cựu chiến binh, anh hùng các lực lượng vũ trang..., những nhà tu hành chân chính chưa, hay chỉ vì một nhóm nhỏ vài chục, vài trăm sinh viên, học sinh, những người chưa là những công dân có thu nhập, có việc làm?”.

Và ông Phước khẳng định: “Đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật Biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn”.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước (sinh năm 1957) quê gốc Nam Định. Ông sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn.

Từ năm 1976 – 1981, Hoàng Hữu Phước học lớp Anh văn, khoa Ngữ văn nước ngoài, trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tại cơ sở 2, đường Đinh Tiên Hoàng, Q1 (bây giờ là Đại học KHXH & Nhân văn). Sau đó trở thành giáo viên Anh văn tại Trường Cao đẳng Sư phạm TP. Hồ Chí Minh từ năm 1982 đến năm 1988.

Từ năm 1988 đến năm 2005, ông làm việc cho nhiều thể chế của các công ty, tổ chức nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ năm 2006 đến nay, ông là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ - Tư vấn - Đầu tư Doanh thương Mỹ Á.

Năm 2011, ông Phước là 1 trong 4 người tự ứng cử ĐBQH. Kết quả, ông đã nhận được 52,49% số phiếu hợp lệ và trúng cử đại biểu Quốc hội.

Và theo thông tin trên website của Sở Nội vụ TP.HCM, ông Hoàng Hữu Phước cam kết thực hiện chương trình hành động sau khi trúng cử như sau:

1. Dám đề đạt ý kiến, dám thực hiện và chịu trách nhiệm về các lời hứa. Lời nói luôn đi đôi với việc làm và việc làm luôn tốt hơn lời nói. Phải nêu nhiều vấn đề để làm được nhiều hơn mới đáp ứng được các yêu cầu cấp bách của đất nước và dân tộc.

2. Luôn giữ gìn danh dự quốc gia, danh dự QH và tư cách người ĐBQH; trau dồi tu dưỡng để đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nêu tại Điều 3, Chương I, Luật Bầu cử QH; tận tụy phục vụ cử tri và nhân dân.

Theo Petrotimes

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG