Tranh cãi nảy lửa về luật hóa thưởng Tết.

Tranh cãi nảy lửa về luật hóa thưởng Tết.
Các chuyên gia về pháp luật, kinh tế hàng đầu Việt Nam nói gì trước đề xuất nên luật hóa việc thưởng Tết?

Tranh cãi nảy lửa về luật hóa thưởng Tết.

> Có nên 'luật hóa' thưởng Tết?

Các chuyên gia về pháp luật, kinh tế hàng đầu Việt Nam nói gì trước đề xuất nên luật hóa việc thưởng Tết?

Nên luật hoá việc thưởng Tết, mỗi năm nên trả cho người lao động 15 tháng lương?
Nên luật hoá việc thưởng Tết, mỗi năm nên trả cho người lao động 15 tháng lương? .

Mới đây, TS Nguyễn Thị Lan Hương - Viện trưởng Viện khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐTB&XH) đề xuất, nên luật hoá việc thưởng Tết, mỗi năm nên trả cho người lao động 15 tháng lương.

“Thưởng Tết thực ra là tiền lương của người lao động nhưng thể hiện sự chia sẻ sau một năm làm việc. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn xem thưởng tết như một cái gì đó mang tính chất “ban phát”.

Theo TS Lan Hương, khi đã trở thành thoả ước rồi người lao động không hồi hộp lo lắng về thưởng Tết mỗi khi kết thúc một năm. Phía doanh nghiệp cũng xác định rõ nghĩa vụ của mình.

“Thưởng Tết thực ra là tiền lương của người lao động nhưng thể hiện sự chia sẻ sau một năm làm việc. Thưởng Tết cũng là văn hoá Á Đông, khi chi tiêu vào ngày Tết tăng vọt lên khoảng 30% so với ngày thường, nên phải có một khoản tiền tương ứng cho khoản chi tiêu ấy. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn xem thưởng tết như một cái gì đó mang tính chất “ban phát”.

Nhưng đó là tiền của người lao động đáng được hưởng. Cứ cận Tết trên báo chí lại nói nhiều đến tình cảnh người lao động kêu ca, phàn nàn, phản đối vì không được thưởng Tết, hay thưởng quá thấp. Họ chỉ biết chờ đợi, không biết tiền thưởng tết của mình là bao nhiêu, họ không có được sự chủ động yêu cầu thưởng tết xứng đáng”, Tiến sĩ Lan Hương nêu quan điểm.

Trao đổi với VTC News về vấn đề này, Tiến sĩ Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội cho rằng chưa nên luật hóa thưởng Tết vào lúc này.

“Chế độ thi đua, khen thưởng đã có trong luật lao động về thi đua, khen thưởng. Nhưng đúng là thưởng Tết hàng năm ra sao thì chưa được quy định cụ thể trong bất cứ luật nào khiến việc thực hiện chưa có sự thống nhất.

Một số chỗ nói thưởng rất cao, trên thực tế lại không phải như thế. Đó chỉ là cách họ quảng bá cho doanh nghiệp của mình. Do chưa có chế tài nên chúng ta chưa thể xử phạt họ.

Ngay cả các chuyên gia kinh tế hàng đầu tại Việt Nam cũng bác bỏ quan điểm của Tiến sĩ Lan Hương
Ngay cả các chuyên gia kinh tế hàng đầu tại Việt Nam cũng bác bỏ quan điểm của Tiến sĩ Lan Hương.
 

Tuy nhiên, để áp việc thưởng Tết vào các quy định cứng là chuyện khó bởi điều đó liên quan tới nhiều doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có lãi, họ chẳng nề hà gì. Nhưng bây giờ có quá nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí đứng bên bờ vực phá sản thì để thực hiện điều đó là rất khó.

Lương là phải trả đủ cho người lao động còn thưởng là tùy theo hiệu quả do hai bên thỏa thuận với nhau. Càng thưởng nhiều, Nhà nước càng khuyến khích nhưng không thể ép buộc. Nếu ép buộc thì doanh nghiệp lấy tiền đâu để trả

Chưa kể nếu áp thành luật cũng là khó với các doanh nghiệp có sự đầu tư của nước ngoài. Thông thường ở nước ngoài, nếu có thưởng thêm cho người lao động thì ông chủ của người lao động, người sử dụng lao động sẽ tự quyết và cũng chỉ hai bên biết với nhau thôi chứ không công khai cho mọi người.

Họ nói rằng hình thức ấy còn hiệu quả hơn chứ nếu công khai mức thưởng với từng người thì sẽ không tạo động lực thúc đẩy người ta cống hiến nữa.

Do vậy, theo tôi, vấn đề này còn cần phải nghiên cứu thêm chứ chưa luật hóa được. Đã là luật hóa thì phải có nghiên cứu, khảo sát cụ thể để đảm bảo tính đại trà và phải phù hợp với cả hai bên: Phía người lao động và người sử dụng lao động”, ông Thảo nói.

Đồng quan điểm với ông Thảo, ông Phạm Quốc Anh – Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam, Nguyên Quyền trưởng Ban Nội chính trung ương Đảng cho rằng, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, đảm bảo đủ lương cho người lao động theo quy định của Chính phủ đã là tốt rồi.

“Có chăng thưởng 1 – 2 tháng lương vào dịp tết để người lao động có động lực phấn đấu thêm cũng là việc tốt.

Bao giờ tôi cũng ủng hộ trả lương cao, nhưng theo tôi, chưa nên luật hóa việc thưởng tết vào thời điểm này. Điều kiện mỗi đơn vị, mỗi ngành khác nhau, giờ mà luật hóa việc thưởng tết thì sẽ thành vấn đề xã hội phức tạp”, ông Anh nêu quan điểm.

Ngay cả các chuyên gia kinh tế hàng đầu tại Việt Nam cũng chưa đồng với tìnhquan điểm của Tiến sĩ Lan Hương.

Ông Lê Đăng Doanh – Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương nói: “Tôi nghĩ rằng về cơ chế tiền lương trên thị trường, Chính phủ nên quy định các khung và các điều kiện để doanh nghiệp thực hiện.

Còn doanh nghiệp thực hiện được đến mức độ nào đấy là tùy thuộc vào kết quả của doanh nghiệp và quyền lựa chọn của người lao động.

Tôi không nghĩ nên luật hóa đến cả tiền thưởng Tết bởi có doanh nghiệp có lãi, có doanh nghiệp thua lỗ. Nếu thua lỗ mà còn bắt họ làm các điều kiện họ không thể làm được thì phi thực tế quá”.

Trước đó, ông Phạm Minh Huân - Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH từng khẳng định: “Không có chuyện luật hóa tiền lương, mỗi năm trả cho người lao động 15 tháng lương. Đó chỉ là quan điểm cá nhân của một người làm nghiên cứu khoa học, còn quan điểm của Bộ đều đã thể hiện rõ trong các quy định của Bộ luật lao động”.

"Lương là phải trả đủ cho người lao động còn thưởng là tùy theo hiệu quả do hai bên thỏa thuận với nhau. Càng thưởng nhiều, Nhà nước càng khuyến khích nhưng không thể ép buộc. Nếu ép buộc thì doanh nghiệp lấy tiền đâu để trả", ông Huân cho biết.

Ông Huân cũng nêu lên một thực trạng trước tình hình hàng loạt công nhân bị sa thải cuối năm, doanh nghiệp phá sản, đó là một thức tế mà người lao động cũng cần phải chia sẻ với doanh nghiệp trong lúc khó khăn. Phía doanh nghiệp cũng phải tìm mọi giải pháp để hỗ trợ, trả nợ lương cho người lao động.

Theo Nam Minh
VTC News

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
TPO - Theo Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả thực hiện đề án Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam là điều kiện, cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp tục lộ trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.