Cô dâu khổ ải vì những kiêng kỵ ngày cưới

Cô dâu khổ ải vì những kiêng kỵ ngày cưới
"Đã đi bói thì ai cũng phải cưới 2, 3 lần. Không ai cưới một lần cả", Huyền Thương - cô dâu sẽ lên xe hoa tới 3 lần khẳng định chắc nịch.

Cô dâu khổ ải vì những kiêng kỵ ngày cưới

Ngất xỉu vì đi đăng ký mới biết mình là... vợ hai

"Đã đi bói thì ai cũng phải cưới 2, 3 lần. Không ai cưới một lần cả", Huyền Thương - cô dâu sẽ lên xe hoa tới 3 lần khẳng định chắc nịch.

Vì quan niệm
Vì quan niệm "gái sinh tuổi giáp phải hai lần đò" mà chị Vân khốn đốn chạy "sô" trong đám cưới. Ảnh: Phan Dương
 

Huyền Thương, 25 tuổi, quê Thanh Hóa, cao ráo, xinh đẹp, lại sinh trưởng trong một gia đình có tiềm lực kinh tế. Cách đây 4 năm khi còn là sinh viên đại học, Thương yêu một anh chàng hơn cô 3 tuổi nhưng bị gia đình nhà trai ngăn cấm bởi lẽ không hợp tuổi.

Dù vậy, tình yêu của đôi trẻ ngày một mặn nồng, đủ sức thuyết phục hai bên gia đình và một đám cưới đẹp như mơ của đôi "trai tài, gái sắc" sẽ diễn ra trong tháng cuối năm 2012. Dù vậy, cô dâu tương lai tự nhủ còn rất gian nan mới đến ngày hạnh phúc.

"Các cụ vẫn nói 'dần, thân, tị, hợi tứ hành xung'. Nếu xem qua thì mình sinh năm 1989, anh ấy sinh năm 1986 vẫn lấy nhau được vì hợp mệnh nhưng xem kỹ thì khắc, lại còn khắc cả tuổi mẹ chồng. Đi xem thầy bói phán phải cưới 3 lần để hóa giải tất cả", Thương cho biết

Vì thế, lần đầu đám cưới sẽ tổ chức ở một nhà chùa có tiếng ở Hà Nội. Lần 2 diễn ra ở quê nhà gái vào ngày 27. Khi xong lễ đón dâu, Thương sẽ phải tổ chức hôn lễ tiếp tại quê gốc của chồng ở Nam Định (mời họ hàng, làng xóm) và nhà hàng trên Hà Nội (mời bạn bè, đồng nghiệp).

"Đi đi, lại lại nhiều lần thế nhưng có phải là hết đâu. Cuối năm sau mình còn phải tổ chức đám cưới lần nữa. Tính ra là phải cưới những 3 lần", cô dâu cho biết.

Chưa hết, theo lời thầy "phán" thì màu vàng sẽ là tông chủ đạo sử dụng trong đám cưới của Thương. "Thầy nói mình phải mặc váy cưới vàng, áo dài vàng để hóa giải tất cả mọi khó khăn, xung đột nhưng mình không thích. Hôm cưới ở chùa còn cố mặc áo dài vàng, chứ hôm làm cô dâu nhất định phải mặc váy trắng mới được", Thương ngắm nghía chiếc váy cưới theo phong cách vintage phù hợp với dáng cao mảnh khảnh của mình.

"Vợ chồng mình đều là người có học, chẳng tin gì mấy cái bói toán đâu nhưng cứ làm theo cho người lớn yên tâm. Mẹ chồng mình vẫn bảo 'có thờ có thiêng, có kiêng có lành mà", Huyền Thương bổ sung.

Nhớ lại đám cưới mới diễn ra vài ngày của mình, chị Vân 29 tuổi (làm tại một Viện nghiên cứu ở Hà Nội) không khỏi rùng mình bởi cái lệ "bất thành văn" cho bất cứ cô dâu tuổi giáp nào - "đón dâu 2 lần".

Theo Vân, chị vốn là người không tin vào bói toán nhưng là gái tuổi giáp tý - một tuổi được dân gian xem là cao số, hai lần đò, chỉ có thể lấy chồng muộn mới hóa giải phần nào. Vậy là năm nay 29 tuổi, Vân mới tính đến đến chuyện kết hôn, đám cưới cũng phải giả đón dâu hai lần.

"Vì nhà trai cách nhà gái vài trăm km nên cũng không bày vẽ nhiều. Hôm ăn hỏi tổ chức đón dâu lần 1, hôm cưới là lần 2, xem như cưới 2 lần cùng một người", Vân giải thích.

Tuy nhiên, ngày cưới của Vân vào đúng hôm Hà Nội trở rét. Đang đêm khuy cô phải giả trốn về nhà mẹ đẻ "không ai biết, chẳng ai hay".

"Hôm đó Hà Nội vào đợt lạnh nhất từ đầu mùa, gió rét, lại mưa nữa. Mình rón rén như tên trộm dắt xe ra khỏi nhà, vượt mấy chục km đến bến xe chờ bắt xe khách về quê. Mệt mỏi, hậm hực nhưng biết làm sao. Lại phải lao vào tiếp khách, lo cho lần đón dâu thật vào ngày hôm sau", Vân cho biết thêm.

Mỗi lần nhắc lại đám cưới của mình, chị Hoa (quê Bắc Ninh) vẫn không kìm được tiếng cười.

Hoa và chồng cùng tuổi 88, cùng học một lớp đại học. Yêu nhau nhiều năm, ra trường là hai người kết hôn. Cũng vì đi bói và nghe theo lời thầy phán mà Hoa được phen khốn đốn trong ngày cưới.

Cô tâm sự: "Chưa kể chuyện ngày cưới phải dời tổ chức sớm hơn dự định, thầy còn nói nếu có bất cứ đồ kim loại nào trong đám cưới thì vợ chồng không sớm chia lìa, nhà chồng sẽ có người đột tử".

Hoa là con út, các anh chị, bố mẹ của cô đều có kinh tế. Với lý lẽ không được tặng/mang theo đồ kim loại trong ngày cưới về nhà chồng mà gia đình Hoa đành tưng hửng không được công khai tặng các đồ quý giá cho cô trong ngày trọng đại.

"Khi chỉ còn vài phút nữa nhà trai đến đón dâu thì chồng mình gọi điện nhắc lại điều kiêng kỵ khiến mình sực nhớ cái vương miện, kim gài khăn voan đều là kim loại. Chẳng còn cách nào khác, cả đầu bị gỡ tung rồi kẹp tạm bằng vài cái xước trẻ con", Hoa cười.

Tủi thân hơn cả Hoa, cô gái tên Minh (28 tuổi, quê Phú Thọ) còn không được tiến hành bất cứ một lễ nghi nào trong đám cưới.

Minh cho biết trước khi có cuộc sống hạnh phúc như bây giờ, vợ chồng cô đã trải qua một thời gian gián đoạn khá lâu chỉ vì hai người không hợp tuổi. Đi xem 5 thầy bói, ai cũng phán tuổi hai người lấy nhau sẽ "chết bất đắc kỳ tử, tuyệt tự tuyệt tôn. Vì lẽ đó mà bố mẹ chồng sống chết không cho hai đứa cưới", Vân cho biết.

"Mình và anh ấy rất yêu nhau, đành nghĩ ra cách có thai để được sống cùng. Cuối cùng, trời không chịu đất, đất phải chịu trời. Mình cũng được lấy anh ấy nhưng không được tổ chức đám cưới. Trong lễ gặp mặt hai gia đình cũng chẳng ai được nói đến chữ cưới xin, không trao nhẫn, không nhận tiền mừng, không có đứa bạn nào tới dự...", Minh chia sẻ.

Lý giải điều này, Minh nhớ lại: "Thầy bói phán đã lỡ có em bé rồi thì chỉ còn một cách là về sống với nhau mà không tổ chức đám cưới. Đến khi sinh nhà đã có 3 người thì mọi xung khắc sẽ được hóa giải".

Tuy buồn vì không được mặc áo cưới hay mời bạn bè chia vui, song được sống với người mình yêu, giờ lại có thêm đứa con kết tinh tình yêu của hai người cũng khiến Minh mãn nguyện. Dù không nói ra chị cũng biết, trong thâm tâm chồng cũng như chị đều nung nấu ý định khi nào có điều kiện sẽ tổ chức đám cưới.

* Tên một số nhân vật đã thay đổi.

Theo Phan Dương
Vnexpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Cúng chay hay cúng mặn ngày Tết: Chuyên gia lên tiếng
Cúng chay hay cúng mặn ngày Tết: Chuyên gia lên tiếng
TPO - Vài năm lại đây, Dịp Tết Nguyên đán, nhiều gia đình Việt đã chọn cỗ chay thay vì mâm cỗ mặn truyền thống, nhằm hạn chế tình trạng dư thừa dinh dưỡng, thanh lọc cơ thể đồng thời tránh lãng phí thực phẩm. Tuy nhiên, cũng có nhiều người băn khoăn liệu cúng chay có trái với văn hoá tâm linh người Việt và làm giảm đi sự thành tâm của con cháu đối với ông bà, gia tiên?