Chủ đầu tư dự án thủy điện Đồng Nai 6&6A: Chưa có ý kiến phản đối

Chủ đầu tư dự án thủy điện Đồng Nai 6&6A: Chưa có ý kiến phản đối
TP - Ngày 28-11 tại trụ sở Bộ Tài nguyên&Môi trường (TN&MT), Hà Nội, hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án thủy điện Đồng Nai 6 &6A ( ĐN6&6A) gồm 21 thành viên đã họp cùng chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị lập báo cáo.

> Thẩm định Dự án Thủy điện Đồng Nai 6&6A: Chưa thông qua
> DA thủy điện Đồng Nai 6&6A không thể là công trình Quốc phòng

“Tôi hoàn toàn tin tưởng về trách nhiệm và sự công tâm của hội đồng thẩm định” - ông Bùi Pháp trong một chuyến khảo sát rừng Đồng Nai nói
“Tôi hoàn toàn tin tưởng về trách nhiệm và sự công tâm của hội đồng thẩm định” - ông Bùi Pháp trong một chuyến khảo sát rừng Đồng Nai nói.

Sau phiên họp kỹ thuật hỗ trợ thẩm định báo cáo ĐTM của hai dự án trên, ông Bùi Pháp, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai - chủ đầu tư hai dự án ĐN6&6A, có tâm sự gì?

 Tập đoàn ĐLGL theo dõi các ý kiến trên công luận về hai dự án ĐN6&6A với thái độ hết sức cầu thị, trân trọng để hoàn chỉnh dự án. Tuy nhiên, chúng tôi cũng lấy làm tiếc khi còn có những thông tin không đầy đủ, thiếu khách quan và chưa đúng sự thật. Tôi mong các cơ quan truyền thông giúp doanh nghiệp chuyển tải thông tin về hai dự án ĐN6&6A kịp thời, đầy đủ, trung thực và có trách nhiệm đến các các cơ quan chức năng, và độc giả cả nước.

Các bên phản biện thế nào, thưa ông?

Các ý kiến đánh giá báo cáo ĐTM do tư vấn là Viện Môi trường & Tài nguyên thực hiện công phu, nghiêm túc.

Các ý kiến đề nghị chủ đầu tư và tư vấn xem xét thêm các nội dung của Luật Tài nguyên nước có hiệu lực từ năm 2013.

Họ đề nghị nêu cụ thể hơn các số liệu dòng chảy của các trạm quan trắc của các đơn vị nhà nước trên lưu vực, nêu rõ thêm phương án trồng rừng lại đảm bảo nguyên tắc bù được trạng thái, tính chất của diện tích rừng bị mất do chuyển sang xây dựng và ngập thêm của hồ chứa khi xây dựng công trình, làm rõ hơn nữa về cửa xả đáy và đảm bảo dòng chảy môi trường, nêu rõ các biện pháp khai thác thu dọn sinh khối lòng hồ…

Tóm lại, chưa có ý kiến phản đối. Các nhà khoa học chỉ yêu cầu chúng tôi bổ sung báo cáo ĐTM, để chuẩn bị cho cuộc thẩm định chính thức.

Đại diện các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông và Bình Phước đều đánh giá tính hiệu quả kinh tế xã hội cao của dự án, giúp cải thiện cơ sở hạ tầng khu vực, nâng cao đời sống nhân dân vùng dự án hiện còn rất kém phát triển.

Đại diện tỉnh Lâm Đồng có lưu ý đảm bảo vận hành liên hồ mùa lũ để đảm bảo an toàn.

Thế còn đại diện tỉnh Đồng Nai?

Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Tỉnh Đồng Nai dự họp theo uỷ quyền. Họ trình bày một số ý kiến theo các văn bản của tỉnh Đồng Nai đã có trước.

Ông có tin sẽ bổ sung được tất cả các nội dung mà hội đồng yêu cầu không?

Với tinh thần cầu thị và trách nhiệm, chúng tôi trân trọng lắng nghe, tiếp thu, ghi nhận toàn bộ các nội dung mà hội đồng yêu cầu để hoàn thiện báo cáo ĐTM.

Ông có đề nghị gì với các cơ quan có thẩm quyền và những người có trách nhiệm về việc quyết định tiếp tục triển khai hay dừng dự án?

Tôi hoàn toàn tin tưởng vào trách nhiệm và sự công tâm của hội đồng thẩm định cũng như các cơ quan quả lý nhà nước.

Trường hợp dự án gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến môi trường mà không có giải pháp nào có thể khắc phục được, Chính phủ quyết định dừng thì chúng tôi chấp hành và không có ý kiến gì.

Chi phí đầu tư dự án trong gần sáu năm qua, chúng tôi xem như rủi ro trong quá trình đầu tư. Còn ngược lại thì rất khổ và tội cho doanh nghiệp.

Cám ơn ông.

Quốc Dũng
Thực hiện

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
'Xơ xác' di tích Lầu ông Hoàng ở Phan Thiết
'Xơ xác' di tích Lầu ông Hoàng ở Phan Thiết
TPO - Lầu ông Hoàng là một di tích tham quan nổi tiếng tọa lạc trên ngọn đồi tuyệt đẹp ở phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Mặc dù đã được tỉnh Bình Thuận phê duyệt chủ trương đầu tư hàng chục tỷ đồng, nhưng đến nay Lầu ông Hoàng có nhiều hạng mục bị xuống cấp, chưa được nâng cấp và trùng tu đúng mức.