Bi hài tìm chính chủ: Chi phí lớn hơn giá trị xe

Bi hài tìm chính chủ: Chi phí lớn hơn giá trị xe
Đi tìm chính chủ cho chiếc xe của mình nhằm sang tên, anh Tuyến phát hiện một điều đơn giản nhưng khó vượt qua: Chi phí đi lại để gặp được chính chủ chiếc xe của mình còn lớn hơn giá trị chiếc xe.

Bi hài tìm chính chủ: Chi phí lớn hơn giá trị xe

> Dân mạng sốt clip 'Nếu như anh đi xe chính chủ'

> Phạt lỗi không sang tên đổi chủ: Không bắt dân đem hộ khẩu ra đường

Đi tìm chính chủ cho chiếc xe của mình nhằm sang tên, anh Tuyến phát hiện một điều đơn giản nhưng khó vượt qua: Chi phí đi lại để gặp được chính chủ chiếc xe của mình còn lớn hơn giá trị chiếc xe.

Bi hài tìm chính chủ: Chi phí lớn hơn giá trị xe ảnh 1
 

Đã quá trưa, tôi ra đầu đường 5 (Long Biên, Hà Nội) gọi xe nhưng mấy ông xe ôm không mặn mà lắm. Vốn quen cả đám nên tôi chen vào mâm tiết canh hỏi chuyện, anh Trần Văn Tuyến (tổ 1, Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội) bảo: “Đi đâu? Sang bên kia Hà Nội hả? Thôi, ông đi taxi cho nó lành. Sang đó bị công an phạt cho một “phát” thì tháng này con tôi ăn cám. Mất triệu bạc như chơi”.

“Đi đứng đàng hoàng, mũ gương đầy đủ, dù bạn nào rủ, cũng không rượu bia - Cứ theo câu vè ấy thì làm sao mà phải sợ phạt?”, tôi hỏi. Tuyến nhăn nhó: “Xe tôi nó không chính chủ, bị công an “bớ” một phát thì ông có đủ tiền trả tôi không?”.

Tôi phải giải thích: “Vừa rồi, đã có lệnh dừng việc phạt xe không chính chủ rồi mà”, mấy ông xe ôm cười khinh khỉnh: “Ông ở Hà Nội mà cứ như trên mây, không đọc báo à? Hôm qua ở trên Thái Nguyên chả mới có trường hợp đầu tiên bị phạt vì chưa sang tên đổi chủ đấy còn gì”.

Hóa ra cả đội xe ôm này từ hôm có lệnh phạt xe chưa sang tên đổi chủ đã sinh phiền muộn. Anh Mạnh thẳng thừng: “Ông xem, mấy ai sắm xe mới toanh đăng ký tên chính chủ để đi chạy xe ôm chửa? Dân nghèo kiếm cái xe cũ để đi làm nghề kiếm miếng cơm. Mà những cái loại xe đến tay bọn tôi nó cũng phải qua năm bẩy lần chủ rồi ấy chứ, có mà tìm đằng giời”.

“Có tên, có địa chỉ hẳn hoi trên đăng ký xe nhưng lúc mình tìm đến, chủ cũ là chính chủ bảo “Tôi có bán xe cho ông đâu mà đòi tôi đi cùng để sang tên, ông tìm cái thằng nó bán xe cho ông ấy chứ. Thế là mình chịu cứng. Hôm sau gọi lại, nó bảo bận phải đi công tác xa vài tháng mà không có nó đi cùng thì mình cũng không sang tên lại được”, anh Mạnh Hùng trong đội xe ôm ở đây cho biết.

Bi hài hơn cả là trường hợp của anh Trần Văn Tuyến. Chiếc xe anh đang hành nghề xe ôm vốn là xe mới toanh do anh bỏ tiền ra mua. Hồi anh mua xe là năm 2005 khi nhà anh còn ở Tây Hồ. Năm 2003 thì Hà Nội tạm dừng đăng ký xe máy tại 4 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng. Ngày 1.1.2005, thành phố tiếp tục ngừng đăng ký xe máy tại Thanh Xuân, Tây Hồ, Cầu Giấy…

Khi đó anh Tuyến phải sang Đông Anh nhờ mấy tay “cò” đăng ký xe máy tìm người đứng tên hộ. Sau này, gia cảnh sa sút nên anh chuyển nhà sang Long Biên và chuyển nghề chạy xe ôm. Khi biết được lệnh phạt không chính chủ thì anh cũng tìm lên đến địa chỉ ghi trên đăng ký xe… của mình. Nhưng khổ một nỗi là người cho anh đứng tên là Nguyễn Văn Sơn vì nợ nần nên đã bỏ vào miền Nam.

Không hề có số điện thoại liên lạc của Sơn nên anh Tuyến đành “bó tay”. Mà ngay cả nếu có số điện thoại liên lạc thì chuyện gọi Sơn từ miền Nam ra để làm thủ tục sang tên đổi chủ cho xe của mình là chuyện không tưởng với anh Tuyến. Đi vào tận miền Nam tìm chính chủ cho chiếc xe giờ chỉ đáng giá hơn 4 triệu đồng thì quá tiền mua xe mới.

Nhưng anh Tuyến còn có một sự an ủi rất lớn, anh hồ hởi: “Có nhiều thằng “dính đòn” như tớ lắm. Thằng cu Sơn này nó làm cò đăng ký xe máy bao năm, nó đứng tên đăng ký cho hàng trăm người ấy chứ, hôm tớ lên nhà nó thì thấy nườm nượp người tìm nó để sang tên đổi chủ cho xe của mình”.

Theo Tuấn Lệ
Dân Việt

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đắk Lắk xác lập 3 kỷ lục quốc gia
Đắk Lắk xác lập 3 kỷ lục quốc gia
TPO - Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao 3 xác nhận kỷ lục cho UBND tỉnh Đắk Lắk. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Quyết định công nhận Bảo vật quốc gia đối với Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai.