Chơi Trung thu coi chừng mất cắp

Chơi Trung thu coi chừng mất cắp
Càng gần đến Tết Trung thu, phố Hàng Mã và một số con phố lân cận càng tấp nập, nhộn nhịp. Lợi dụng thời điểm này, không ít đối tượng đã thực hiện hành vi trộm cắp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại khu vực…

 >Xếp hàng mua bánh trung thu, giao thông tắc nghẽn

Mải chụp ảnh, dễ bị… móc túi

Bức ảnh bạn gái đứng chụp ảnh ở phố Hàng Mã bị móc túi đang lan truyền trên mạng

Bức ảnh bạn gái đứng chụp ảnh ở phố Hàng Mã bị móc túi đang lan truyền trên mạng

Do phố Hàng Mã là nơi bày bán rất nhiều đồ chơi Trung thu rực rỡ sắc màu nên có khá nhiều bạn trẻ đến đây dạo chơi, chụp ảnh lưu niệm. Tuy vậy, vài ngày nay cư dân mạng đang chuyền tay nhau bức ảnh một cô gái bị giật tóc, đánh đập trên phố Hàng Mã với lý do “chụp hình lưu niệm tại quầy hàng khi chưa xin phép người bán hàng”.

Chưa đầy một giờ đồng hồ sau khi bức ảnh này được đăng tải đã có hàng trăm người cập nhật, bình luận với nhiều ý kiến trái chiều. Bạn gái có nick “hoa tràng an” bày tỏ: “Tôi không biết chắc lý do của cuộc hỗn chiến này là gì, song nếu chỉ vì người ta đứng chụp ảnh mà đánh thì quả thực bà chủ này đáng lên án”.

Trái ngược với quan điểm trên, bạn trai có nick “Crary man” chia sẻ: “Chắc là do chủ cửa hàng không muốn cho chụp ảnh nhưng cứ cố lao vào. Mà nhiều em vô duyên quá, khi chụp lại đứng quay mông vào cửa hàng, ưỡn ẹo đủ kiểu, thử hỏi ai mà chịu được. Hơn nữa, nếu bạn nào muốn vào chụp nhờ thì phải xin phép đàng hoàng, hoặc chí ít cũng mua giúp 1 món đồ rồi tha hồ mà chụp, đằng này, một số bạn lại tự tiện kinh khủng, cứ cầm nắm đồ của người khác như đồ của mình. Tôi là người ngoài còn thấy khó chịu nữa là người bán hàng”.

Cho dù lý do của cuộc đụng độ trong bức ảnh này là gì thì sự việc cũng là lời cảnh tỉnh với các bạn trẻ khi đến đây chụp ảnh vì nếu không cẩn thận, sẽ rất dễ bị hành hung. Bởi trên thực tế, có không ít bạn chỉ vì thú vui của bản thân, mải mê chụp hình nên đã chiếm hết chỗ đi lại của người đi đường. Thậm chí có bạn còn đùa nghịch, làm rơi hỏng lồng đèn, đồ chơi mà chẳng hề xin lỗi hay bồi thường.

Ngoài những rắc rối phát sinh từ việc chụp ảnh, thì hiện tượng trộm cắp, móc túi cũng là vấn đề đáng lo ngại. Bức ảnh ghi lại cảnh một phụ nữ trung niên tay bế đứa trẻ, tay kia móc túi một bạn gái đang đứng tạo dáng chụp ảnh vừa được chia sẻ trên mạng đã khiến không ít người bất bình. Theo chủ nhân bức ảnh, sự việc diễn ra khi cả nhóm bạn đi chơi ở phố Hàng Mã đang đứng chụp ảnh thì một người phụ nữ trung niên tay bế đứa trẻ thực hiện hành vi móc túi. Song tại thời điểm đó, nạn nhân và những người bạn không phát hiện ra, và sự việc chỉ được sáng tỏ khi nạn nhân về xem lại những bức ảnh đã chụp.

Bất bình, tức giận là những cảm xúc của cộng đồng mạng đối với hành vi của người phụ nữ này. Bạn Hoàng Anh chia sẻ: “Người đông như nêm cối, ai cũng cố chọn cho mình một vị trí đẹp để chụp ảnh nên khó có thể để ý đến những người xung quanh. Không chỉ mất tiền mà nhiều bạn trẻ còn bị móc điện thoại và giấy tờ tùy thân nữa”. Bạn có nick “hoingo” giận dữ: “Kiểu lấy trẻ con ra làm lá chắn để tiện bề trộm cắp là việc làm không thể chấp nhận được”.

Biết nhưng không dám nói

Phố Hàng Mã: Đông đúc từ sáng đến đêm

Phố Hàng Mã: Đông đúc từ sáng đến đêm

Có mặt tại phố Hàng Mã chiều 26-9, dù đã gửi xe từ rất xa, song để vào được đến nơi chúng tôi vẫn phải chen chúc khá vất vả. Xe máy và người đi bộ chen nhau cộng với một số người đi xe máy ngược chiều tạo nên cảnh tượng khá lộn xộn.

Do quá đông đúc, nhiều người mải mê mua hàng, ngắm đồ, chụp ảnh… đã tạo cơ hội cho kẻ gian móc túi. Đối tượng đến đây phần lớn là thanh thiếu niên và một số gia đình có con nhỏ. Anh Nguyễn Văn Hùng ở xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội chia sẻ: “Thấy các con háo hức quà Trung thu nên tôi đã chở con lên phố Hàng Mã. Tôi không ngờ ở đây lại đông đúc đến thế. Dù đã để ví trong túi áo ngực, đóng cúc cẩn thận song tôi vẫn bị kẻ gian móc mất”.

Chị Nguyễn Thị H - một người bán hàng ở phố Hàng Mã tiết lộ, hầu hết những đối tượng móc túi là phụ nữ trung tuổi. Thủ đoạn của chúng là đi từ đầu đến cuối phố, tạo ra các va chạm nhỏ, xô đẩy hoặc cố tình chen vào đám đông để dễ bề lấy cắp. Một số đối tượng còn hoạt động theo nhóm, khi một tên trộm được ví tiền hay điện thoại sẽ chuyển ngay cho tên khác nên người bị mất cắp rất khó có thể tìm lại được đồ.

Ngoài ra, kẻ gian còn dùng thủ đoạn đóng giả làm người mua hàng hoặc bế, dắt theo một em bé để dễ bề hoạt động. Điều đáng nói là không ít người nhìn thấy hiện tượng trên nhưng hầu như không có ai dám đứng ra tố cáo vì sợ bị trả thù.

Theo Trung tá Nguyễn Duy Thanh - Phó Trưởng CAP Hàng Mã, thực hiện chỉ đạo của UBND - CAQ Hoàn Kiếm - CAP Hàng Mã đã có phương án về đảm bảo trật tự chợ Trung thu 2012. Lực lượng CAP cũng đã nhận được 6 vụ trình báo mất trộm mấp cắp, đã điều tra và bắt được 3 vụ đồng thời phát hiện thu giữ 3 vụ kinh doanh hàng cấm.

Tuy vậy, để đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực trong những ngày cao điểm sắp tới, bên cạnh nỗ lực của lực lượng công an và các cơ quan chức năng, đề nghị người dân khi đến phố Hàng Mã cần thận trọng bảo vệ tài sản của mình, không tụ tập dưới lòng đường gây cản trở giao thông và khi bị mất trộm hãy đến ngay CAP Hàng Mã để trình báo.

Theo An ninh Thủ đô

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

TP - Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.
Những ngôi mộ gió đầu tiên trên đảo là mộ của cai đội Phạm Quang Ảnh cùng với 24 lính của hải đội Hoàng Sa. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

TP - Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.
Người dân mua bán hàng hóa tại chợ nổi Cái Răng Ảnh: Hòa Hội

Chìm dần chợ nổi miền Tây - bài cuối: Bảo tồn văn hóa chợ nổi, hành động ngay

TP - Chợ nổi - một nét điển hình của văn hóa, cuộc sống sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng nay dần chìm, khi đường sông không cạnh tranh được với đường bộ, chợ nổi không cạnh tranh được với các loại chợ trên bờ, trung tâm thương mại, siêu thị. Chợ nổi “chìm dần”, nét văn hoá, cái hồn của miền sông nước cũng mất, điều này đã diễn ra trên thực tế, muốn bảo tồn cần sự vào cuộc của chính quyền.
Hơn 30 năm đi tìm dấu chân loài thú bí ẩn

Hơn 30 năm đi tìm dấu chân loài thú bí ẩn

TPO - Hơn 30 năm qua, những cánh rừng tự nhiên dọc dãy núi Trường Sơn ở Hà Tĩnh in đậm dấu chân của các nhà khoa học, chuyên gia tìm kiếm loài sao la, một trong những loài thú hiếm nhất thế giới, được mệnh danh là kỳ lân châu Á.