Cận cảnh phá rừng tìm kỳ nam

Cận cảnh phá rừng tìm kỳ nam
TP - Ông Trần Mạnh Dũng, Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết, từ ngày 19-9, người tìm trầm từ khắp nơi bắt đầu đổ về huyện.

> Đạp cội tìm trầm

Trước đó, có tin đồn một nhóm dân đi điệu (hay đi địu, từ chỉ những người chuyên đi rừng tìm trầm và kỳ nam) ở huyện Đại Lộc (Quảng Nam) tìm được trong rừng nguyên sinh ở khu vực Gộp Ngà (xã Sơn Trung, Khánh Sơn) cả chục ký kỳ nam, bán được gần trăm tỷ đồng.

Một bầu trưởng đi điệu là Bảy Sói tổ chức đưa bạn nghề vào Sơn Trung mót kỳ, dân đi rừng ở các xã Đại Quang, Đại Đồng, Đại Nghĩa (Đại Lộc) biết tin liền bám theo. Chỉ một ngày sau, dân đi rừng ở Lâm Đồng, ở Vạn Ninh (Khánh Hòa), Đông Hòa (Phú Yên)… cũng lũ lượt kéo về xã Sơn Trung.

Cúng cầu Bà, Cậu ban cho may mắn
Cúng cầu Bà, Cậu ban cho may mắn.
Một thanh niên ở Đại Lộc khoe hai mẩu kỳ nhỏ xíu anh tìm được, trị giá vài trăm nghìn đồng
Một thanh niên ở Đại Lộc khoe hai mẩu kỳ nhỏ xíu anh tìm được, trị giá vài trăm nghìn đồng.

Theo Thượng tá Phạm Hồng Sơn, Phó Trưởng Công an huyện Khánh Sơn, sáng 22-9 khi mặc thường phục lên quan sát bãi tìm trầm, anh đã thấy một nhóm người Quảng Nam tìm được một mẩu kỳ nam to cỡ ngón tay cái, dài khoảng 10 phân. Một người trong nhóm lập tức giấu kín mẩu kỳ, rời khỏi bãi.

Một nhóm người ở Đại Nghĩa (Đại Lộc, Quảng Nam) đang tìm cách kéo bật một tảng đá lớn, để tiếp tục đào sâu
Một nhóm người ở Đại Nghĩa (Đại Lộc, Quảng Nam) đang tìm cách kéo bật một tảng đá lớn, để tiếp tục đào sâu.

Cả một khoảnh rừng nguyên sinh rộng khoảng 3.000 m2 ở khu vực Gộp Ngà bị chặt phá cây cối, đào bới ngổn ngang. Lúc cao điểm đêm 21-9, ở đây có gần 1.000 người.

Ngày 22-9, lực lượng liên ngành của huyện Khánh Sơn và của xã Sơn Trung đã thuyết phục, đưa hầu hết người ở bãi trầm xuống núi.

Một chốt kiểm soát được lập ở đỉnh đèo Khánh Sơn, ngăn người tìm trầm từ nơi khác tiếp tục tới Khánh Sơn. Tuy nhiên, những bức ảnh trong bài này được chụp ngày 23-9 cho thấy, rất nhiều người từng bị đưa xuống núi đã trở lại bãi trầm.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
TPO - Theo Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả thực hiện đề án Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam là điều kiện, cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp tục lộ trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.