Nên trao quyền cho các nhà khoa học

Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ Nguyễn Quân giải trình tại phiên họp
Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ Nguyễn Quân giải trình tại phiên họp
TP - Sáng qua (22-9), Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi trường của Quốc hội tổ chức phiên họp giải trình và chất vấn Bộ trưởng Bộ KHCN, và các bộ ngành liên quan về “Cơ chế tài chính và huy động nguồn lực đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học, công nghệ”.

> Yêu cầu các bộ báo cáo trước 20-9

Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân, hiện mức chi ngân sách cho KHCN là 2%, vào loại cao trong các quốc gia đã và đang phát triển.

Tuy nhiên, cơ chế lại đang rất bó buộc các nhà khoa học, bởi làm khoa học mà “họ phải lo hợp lý hóa chứng từ, hợp thức hóa dự án khoa học mỗi khi cần bổ sung kinh phí…”.

Lý do là tiền có, nhưng chỉ khi Bộ tập hợp được nội dung, nhiệm vụ đề tài thì mới được giao tiền và thời gian có khi phải kéo dài tới nửa năm! (Trong khi ở các quốc gia khác, có kế hoạch đề tài là cấp kinh phí ngay).

Bộ trưởng Quân kiến nghị, cần có một cơ chế quỹ để duyệt kinh phí ngay cho từng đề tài, đơn giản thủ tục lập kế hoạch xin kinh phí ngân sách hàng năm. Phải tin tưởng, trao quyền cho các nhà khoa học để tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ ở Việt Nam.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Quân thừa nhận, kinh phí sử dụng cho khoa học còn nhiều bất cập, ví dụ năm 2011 có tới 30% sử dụng không đúng mục đích.

Đặc biệt có tình trạng sử dụng sai mục đích trong KHCN chiếm một nửa chi phí phân bổ cho địa phương, dẫn đến không kiểm soát được, đầu tư dàn trải, hiệu quả đầu tư không cao.

Vấn đề được nhiều ĐBQH quan tâm chất vấn là cơ chế, chính sách và nguồn lực đầu tư cho KHCN; những bất cập trong thực thi chính sách cũng như trách nhiệm của các bộ liên quan.

ĐB Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đắc Nông), ĐB Bùi Thị An (Hà Nội) và nhiều ĐB đã chất vấn về cơ chế tài chính, chính sách phục vụ cho nghiên cứu KHCN; hiệu quả sử dụng sáng chế trong KHCN, thu hút nhân tài phục vụ KHCN…

Bộ trưởng Quân cho biết, không có nước nào có đầu tư ít cho KHCN mà lại có thành quả như Việt Nam. Chợ KHCN vừa khai trương cách đây mấy ngày cho thấy các sản phẩm có trình độ không kém thế giới như trong nông nghiệp, y tế, dầu khí, công nghệ thông tin.

“Trí tuệ chúng ta không thua kém các dân tộc khác. Nhưng chưa có kết quả tương xứng vì các nhà khoa học sống trong điều kiện khó khăn, thiếu điều kiện làm việc nên kết quả không thể được như các nhà khoa học đang làm việc ở nước ngoài, hoặc các nhà khoa học nước ngoài”- Ông Quân nói.

Bộ trưởng Quân cho rằng, do nhiều hạn chế, bất cập, có nhiều nghiên cứu, sáng tạo khó cạnh tranh, khó được áp dụng vào đời sống.

Trong khi nguồn lực tài chính từ ngân sách còn hạn hẹp, thì việc huy động từ các DN cũng hết sức khó khăn, nếu huy động được 10% lợi nhuận của các DN trước thuế đóng góp cho hoạt động này, số tiền thu được sẽ lớn gấp hai lần số đầu tư từ ngân sách hiện nay.

Những vấn đề đặt ra sẽ được nghiên cứu để sửa đổi cơ chế, chính sách pháp luật trong thời gian tới.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Ưu tiên đầu tư bảo tồn biển để giữ gìn cho mai sau
Ưu tiên đầu tư bảo tồn biển để giữ gìn cho mai sau
TPO - Hệ thống các khu bảo tồn biển đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học, cung cấp nguồn lợi hải sản, cung cấp các dịch vụ quan trọng để phát triển kinh tế biển và là “cơ sở hạ tầng” tự nhiên chống đỡ thiên tai và biến đổi khí hậu. Đây cũng là yếu tố quan trọng gắn với công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.